Du lịch Việt trở lại đà tăng trưởng

Nhìn lại các hoạt động nổi bật của ngành du lịch trong quý đầu năm, đặc biệt trong tháng 3/2024, hàng loạt các sự kiện du lịch ấn tượng về cả quy mô lẫn sức tác động đối với cộng đồng đã diễn ra, tiêu biểu như việc khởi động Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, các hội nghị tập trung luận bàn về hướng phát triển ngành này nhanh và bền vững, cùng tín hiệu đáng mừng khi lượng khách quốc tế tăng trưởng vượt thời điểm trước dịch Covid-19.

4.jpg
Festival Phở 2024 tổ chức tại tỉnh Nam Định thu hút nhiều khách đến tham quan và trải nghiệm.

Phát huy những nền tảng sẵn có

Theo Trung tâm Thông tin du lịch thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trọng tâm sau hoạt động của quý I/2024 là việc ngành du lịch nước ta phục hồi nhanh sau 2 năm mở cửa. Ngày 15/3 vừa qua đã đánh dấu mốc thời gian tròn 2 năm ngành du lịch chính thức trở lại sau đại dịch Covid-19. Cũng trong ngày này, Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận để tìm lời giải cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Việc nhận diện thời cơ và các thách thức của du lịch nước nhà, đề xuất giải pháp đột phá, cụ thể và khả thi để tháo gỡ khó khăn cũng được đề cập.

Đánh giá về triển vọng của ngành du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: “Du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng khác biệt, có lợi thế cạnh tranh và cơ hội nổi trội để tiếp tục phát triển thời gian tới”.

Không khó để thấy rằng, với những nền tảng sẵn có cùng sự quan tâm của các cấp, sự nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam đang phục hồi và phát triển nhanh chóng với nhiều thành tựu nổi bật; trong đó, đáng chú ý là việc khơi thông chính sách để tạo sức bật cho ngành du lịch.

Việt Nam có những nền tảng quan trọng để phát triển “ngành công nghiệp không khói”. Trước hết là hệ thống chính trị ổn định, an ninh, trật tự và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững. Vị trí địa lý cũng vô cùng thuận lợi với hệ thống giao thông tương đối đồng bộ ở cả 5 phương thức (đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải) và đang phát triển theo hướng tăng cường liên kết.

Nước ta có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, đa dạng, phong phú về cả núi, rừng, biển và sông; cùng nền văn hóa dân tộc phong phú, đặc sắc và người dân hiền hậu, mến khách, cần cù. Bên cạnh đó, việc sở hữu dồi dào nguồn nhân lực trẻ và đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số ở các cấp, đa lĩnh vực cũng tác động trực tiếp để du lịch ngày càng phát triển.

Không khó để thấy rằng, với những nền tảng sẵn có cùng sự quan tâm của các cấp, sự nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam đang phục hồi và phát triển nhanh chóng với nhiều thành tựu nổi bật; trong đó, đáng chú ý là việc khơi thông chính sách để tạo sức bật cho ngành du lịch.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 là minh chứng cho sự phục hồi trên khi mỗi tháng lượng khách tham quan đều đạt trên 1,5 triệu lượt và có xu hướng tăng. Các thị trường phần lớn đã phục hồi hoàn toàn, thậm chí một số thị trường đã cao hơn mức năm 2019 - thời điểm trước dịch bệnh. Các thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương tăng trưởng mạnh.

Nhiều hoạt động sôi nổi

Trong những tháng đầu năm 2024, nhiều địa phương đã tổ chức những sự kiện du lịch tận dụng thế mạnh của khu vực, bản địa như: Festival Phở 2024 tại tỉnh Nam Định, Lễ hội hoa ban năm 2024 tại tỉnh Điện Biên, Giải dù lượn tỉnh Kon Tum mở rộng, Lễ hội du lịch Hà Nội 2024… Nổi bật trong đó có Lễ khai mạc “Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024” diễn ra vào ngày 16/3 trên quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ.

Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 được đánh giá là sự kiện văn hóa đặc sắc, triển khai trên quy mô quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức.

Lễ khai mạc “Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024” được tổ chức công phu, quy mô lớn.
Lễ khai mạc “Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024” được tổ chức công phu, quy mô lớn.

Chương trình đã đánh thức những vẻ đẹp tiềm ẩn của núi rừng Tây Bắc, khai thác nét văn hóa hoang sơ, mộc mạc mà giản dị trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, đưa du lịch Điện Biên thực sự đến gần hơn với khách tham quan trong và ngoài nước. Từ đó, quảng bá những hình ảnh đẹp, giá trị vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Đồng thời, lan tỏa hình ảnh về vùng đất, con người Điện Biên hiền hòa, cởi mở và mến khách.

Hiệu quả từ việc triển khai Năm du lịch Quốc gia nói riêng và các hoạt động du lịch được tỉnh, thành phố khắp cả nước triển khai cho thấy, ngành du lịch Việt Nam cần có những chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể, trọng tâm theo phương châm “Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quả bền vững”.

Trong những tháng đầu năm 2024, nhiều địa phương đã tổ chức những sự kiện du lịch tận dụng thế mạnh của khu vực, bản địa như: Festival Phở 2024 tại tỉnh Nam Định, Lễ hội hoa ban năm 2024 tại tỉnh Điện Biên, Giải dù lượn tỉnh Kon Tum mở rộng, Lễ hội du lịch Hà Nội 2024…

Trên hết, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cộng đồng doanh nghiệp để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, tận dụng thế mạnh đặc thù của địa phương để xây dựng các sản phẩm du lịch mới mẻ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du khách và hình thành nhiều điểm đến đẳng cấp quốc tế.

Bước qua quý I/2024, những kết quả đạt được mang lại tín hiệu lạc quan đối với ngành du lịch Việt Nam, tạo kỳ vọng đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, trở thành cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw