Du khách đến Côn Đảo hưởng ứng tích cực hoạt động "Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã"

Du khách đến viếng Nghĩa trang Hàng Dương và các điểm di tích trên địa bàn huyện Côn Đảo được hướng dẫn soạn giỏ lễ không hàng mã, không mút xốp, không nhựa dùng 1 lần, không túi ni-lông.

Một đoàn du khách vào viếng Nghĩa trang Hàng Dương trong buổi sáng 6/7 với Giỏ lễ xanh. (Ảnh: Mạnh Cường)
Một đoàn du khách vào viếng Nghĩa trang Hàng Dương trong buổi sáng 6/7 với Giỏ lễ xanh. (Ảnh: Mạnh Cường)

Đây là một trong những nội dung do UBND huyện phát động nhằm tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức “Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã" tại các điểm, khu di tích trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng Côn Đảo văn minh, xanh - sạch - đẹp.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024, các Di tích thuộc UBND huyện Côn Đảo quản lý gồm: Miếu Cậu, Mộ 75 chiến sĩ - Khu dân cư số 1; Miếu Thổ Địa - Khu dân cư số 2; An Sơn Miếu - Khu dân cư số 3; Chùa Núi Một - Khu dân cư số 3; Miếu Ngũ Hành - Khu dân cư số 10 chính thức thực hiện việc “Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã”.

Sau thời gian triển khai thực hiện, theo đánh giá của huyện Côn Đảo, về cơ bản chủ trương "Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã" tại các di tích đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân và du khách, số lượng hàng mã, đồ mã dâng cúng đã được hạn chế, việc đốt hương, nhang giảm dần tại các di tích, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

Theo chủ trương của huyện, người dân và du khách hoàn toàn có thể lựa chọn các mâm lễ với hoa quả, trái cây và các vật dụng thân thiện với môi trường để dâng lễ và thắp hương, nhang tại các điểm di tích theo đúng quy định, thể hiện lòng thành kính của mỗi người, thay vì sử dụng hàng mã, đồ mã và các vật dụng bằng túi ni-lông, đồ nhựa dùng một lần, qua đó góp phần chung tay cùng với huyện Côn Đảo trong công tác bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa, giảm khói bụi ô nhiễm do hoạt động đốt hàng mã gây ra, từ đó xây dựng hình ảnh Côn Đảo xanh, thân thiện, văn minh.

Thông tin từ UBND huyện Côn Đảo cho biết thêm: từ tháng 7 đến tháng 9 (cao điểm du lịch hè), khách đến Côn Đảo sẽ đông, do đó việc tuyên truyền sẽ được tập trung, kết hợp thực hành nhằm tạo sự chuyển biến đột phá thay đổi thói quen trong hoạt động tri ân, tưởng niệm, tiến tới dừng dâng cúng đốt hàng mã tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Đảo.

Từ tháng 10 đến tháng 12 là giai đoạn 3 với Tuần lễ Giỏ lễ xanh vào tuần đầu tiên hàng tháng. Từ ngày 1/1/2025 thực hiện Giỏ lễ xanh vào tất cả các ngày trong năm tại di tích Nghĩa trang Hàng Dương, Đền thờ Côn Đảo và các điểm di tích trên địa bàn Côn Đảo.

Theo ghi nhận, trong sáng ngày 6/7 có 752 lượt người vào viếng Nghĩa trang Hàng Dương. Tổng số mâm lễ, giỏ lễ, hoa dâng cúng là 322. Trong đó 290 giỏ lễ tuân thủ quy định Giỏ lễ xanh. Có 32 mâm lễ còn sử dụng hàng mã, mút xốp, lực lượng tình nguyện viên đã hỗ trợ khách thay thế, sắp lại giỏ lễ và nhận được sự đồng tình của du khách.

Việc nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã tại các di tích do UBND huyện quản lý cũng nhằm góp phần thực hiện Đề án “Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 495 ngày 16/3/2023.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw