Đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho cải cách hành chính

Chủ trương sửa đổi Hiến pháp nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong quá trình cải cách hành chính, mà còn là động lực quan trọng để tạo đột phá, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức trong hệ thống chính trị.

Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong ảnh: Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong ảnh: Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN

Vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Đảng, quy định thi hành Điều lệ Đảng cũng liên quan việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện. Việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện là cần thiết trong hiện nay và phù hợp với xu thế của các nước phát triển cũng như xung quanh chúng ta. Đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân ủng hộ chủ trương này của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, cơ quan có thẩm quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp, Luật sư Hà Huy Từ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người nghèo và Phát triển cộng đồng (Hội Luật gia Việt Nam) cho biết: Điều 120 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Luật sư Hà Huy Từ cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Mỗi câu, mỗi chữ của Hiến pháp ảnh hưởng sâu rộng đến thể chế, chính sách, đến "quốc kế, dân sinh", quyền con người, quyền công dân và những vấn đề trọng đại khác của quốc gia, của dân tộc.

Trong kỷ nguyên mới hiện nay, đặc biệt là trong cuộc cách mạng về cải cách, tinh giản, sắp xếp bộ máy từ Trung ương tới địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng quản lý nhà nước thì yêu cầu sửa đổi Hiến pháp là cực kỳ cần thiết và cấp bách. Đây là yêu cầu xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng ta và từ thực tiễn sinh động, mang tính lịch sử, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mong đợi.

"Tôi tin rằng việc sửa đổi Hiến pháp cũng sẽ là một cột mốc, một dấu ấn rất quan trọng, mang tính đột phá trong công tác lập pháp của Quốc hội", Luật sư Hà Huy Từ nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Ngọc Sơn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Ngọc Sơn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương), Bản Hiến pháp của nước ta hiện nay là Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và phát triển, nước ta đã trải qua 5 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và nay là Hiến pháp năm 2013.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương), bộ máy nhà nước là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm sự vận hành của xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua, bộ máy nhà nước ở nhiều địa phương và cơ quan đã bộc lộ những hạn chế như cồng kềnh, chồng chéo chức năng, kém hiệu quả. Tình trạng "trên bảo dưới không nghe", "đùn đẩy trách nhiệm" đã trở thành một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị. Việc tinh gọn bộ máy nhà nước không chỉ là yêu cầu của cải cách hành chính, mà còn là đòi hỏi từ thực tiễn quản lý đất nước.

Một bộ máy gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia, có vai trò định hướng cho toàn bộ hệ thống pháp luật và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước. Việc sửa đổi Hiến pháp để tinh giản bộ máy nhà nước không chỉ là sự điều chỉnh về mặt tổ chức, mà còn là một bước đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho những thay đổi sâu sắc trong cách thức quản lý và điều hành đất nước trong tình hình mới.

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp là phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo động lực cho sự phát triển đất nước. Bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu quả sẽ giúp tập trung nguồn lực cho các nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi Hiến pháp cũng cần hướng tới việc đẩy lùi tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức. Điều này đòi hỏi phải xây dựng cơ chế đánh giá, giám sát hiệu quả, đồng thời tạo động lực để cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi Hiến pháp để tinh giản bộ máy nhà nước là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đồng thuận cao từ các cấp, các ngành, cũng như sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Sửa đổi Hiến pháp không chỉ là việc thay đổi các điều khoản, mà còn là sự thay đổi tư duy quản lý nhà nước. Chúng ta cần một tầm nhìn chiến lược để xây dựng một bộ máy nhà nước thực sự vì dân, hiệu quả và minh bạch.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tinh gọn bộ máy nhà nước phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, cần có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực một cách hợp lý, đồng thời tạo động lực để họ cống hiến.

Việc sửa đổi Hiến pháp để tinh giản bộ máy nhà nước là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo đột phá trong cải cách hành chính, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Để thực hiện thành công, cần sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao, cũng như sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Chỉ khi xây dựng được một bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả, chúng ta mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN

Ngày 8/7, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 đã khởi động với hai hoạt động quan trọng là Đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về tổ chức đại hội điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về tổ chức đại hội điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 8/7, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về một số nội dung tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đại hội điểm cấp xã của tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy

Thực hiện Chương trình công tác, chiều 8/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhằm nắm tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng có cuộc trả lời phỏng vấn về những kết quả đạt được trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và tiến hành hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7.

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc đồng chí Tạ Văn Long - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh nghỉ chế độ

Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và thường trực cấp ủy cấp huyện chuyển công tác về cấp xã

Chiều 7/7, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và 43 đồng chí nguyên thường trực huyện ủy - thị ủy - thành ủy của 2 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái (cũ) chuyển công tác về cấp xã.

fb yt zl tw