Động đất tại Indonesia khiến hàng ngàn ngôi nhà hư hại, hơn 15.000 người phải sơ tán

Động đất cùng một loạt dư chấn kéo dài ở ngoài khơi biển Java của Indonesia khiến hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại, hơn 15.000 dân trên đảo Bawean thuộc tỉnh Đông Java chịu ảnh hưởng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết một trận động đất có độ lớn 6,5 đã xảy ra ngoài khơi biển Java hôm 22/3. Tâm chấn động đất nằm ở độ sâu 10 km dưới đáy biển, chỉ cách đảo Bawean, thuộc huyện Gresik ở tỉnh Đông Java từ 30 đến 50 km. Theo sau trận động đất này là hàng loạt trận động đất nhỏ và hơn 200 dư chấn khác, kéo dài đến tận ngày (24/3). Sự rung lắc của động đất cảm nhận rõ rệt ở nhiều khu vực tại tỉnh Đông Java, gồm thủ phủ Surabaya.

Hàng ngàn ngôi nhà trên đảo Bawean bị phá hủy vì động đất.
Hàng ngàn ngôi nhà trên đảo Bawean bị phá hủy vì động đất.

Theo thống kê từ Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai tỉnh Đông Java (BPBD), tính đến ngày 24/3, mặc dù không gây thiệt hại về người song loạt động đất kèm dư chấn khiến ít nhất 4.300 ngôi nhà trên đảo Bawean bị phá hủy, trong đó có 78 trường học, 156 cơ sở thờ tự và bệnh viện trung tâm. Hơn 15.700 người mất nhà cửa và phải sơ tán. Nhiều hộ dân, gồm hàng ngàn người già và trẻ em, buộc phải chuyển ra ngủ ngoài sân nhà, các cánh đồng và không gian thoáng đãng tại trường học, công sở… để phòng ngừa dư chấn.

Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai tỉnh Đông Java đang nỗ lực điều động các tàu thuyền cùng lực lượng cứu hộ của quân đội quốc gia (TNI), cảnh sát quốc gia (Polri) nhằm phân phối hàng cứu trợ gồm lều bạt, chăn nệm, đồ ăn sẵn, nước khoáng sạch… tới người dân trên đảo Bawean. Đảo Bawean cách cảng gần nhất Gresik ở tỉnh Đông Java khoảng 120 km đến 130 km. Nếu dùng thuyền cao tốc, phải mất 3 đến 4 tiếng để tiếp cận đảo Bawean, trong khi sử dụng phà phải mất 8 đến 9 tiếng.

Cơ quan BMKG cho biết loạt động đất và dư chấn vừa xảy ra là động đất ở lớp vỏ nông, do các đứt gãy chuyển động trượt ngang ở biển Java gây ra. Theo các nhà khoa học, tâm chấn động đất càng nông càng nguy hiểm.

Ngày 24/3, người đứng đầu Trung tâm Sóng thần và Động đất của BMKG, ông Rahmat Triyono, cũng đã cảnh báo người dân trên đảo Sumatra, đặc biệt là Tây Sumatra, thận trọng trước khả năng vết đứt gãy Sumatra có thể gây động đất bắt nguồn từ đất liền, tuy không mạnh nhưng vẫn có sức tàn phá.

Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương - nơi các mảng kiến tạo địa chất va chạm, Indonesia thường xuyên hứng chịu các trận động đất, sóng thần. Năm 2004, thảm họa “kép” động đất, sóng thần đã xảy ra ở tỉnh Aceh trên đảo Sumatra khiến hơn 180.000 người dân Indonesia thiệt mạng. Đây được coi là thảm họa tự nhiên tang thương nhất trong lịch sử Indonesia.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng GDP của khu vực này bất ngờ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu nội địa thúc đẩy mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất, Ấn Độ đã ghi nhận những bất ngờ về tăng trưởng tích cực. Châu Á là một "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều mảng màu.

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Trong bài viết với nhan đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam" đăng ngày 21/4 trên báo Cairo Today, một trong những báo điện tử uy tín hàng đầu ở Ai Cập, nhà báo Ai Cập Ahmed Hassan đã nêu bật ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam, đồng thời đánh giá dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Ngày 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm ngày sinh của lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Nga Vladimir Ilich Lenin, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), nhóm nghị sĩ của KPRF tại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, Ủy ban KPRF ở thành phố Moskva, đoàn thanh niên Komsomol Lenin, cùng với các tổ chức xã hội, phong trào yêu nước cánh tả đã tổ chức đặt vòng hoa và viếng Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva.

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

fb yt zl tw