Đơn giản thủ tục đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 144/QĐ-TTg ngày 2/2/2024 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2024 và năm 2025.

Cụ thể, Quyết định cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến 2 ngành nghề kinh doanh sau: Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề; kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề, Quyết định cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG) (2.000250).

Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi, bổ sung Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG, không yêu cầu cơ quan, tổ chức phải nộp lại "Giấy chứng nhận đã được cấp". Đồng thời, bổ sung cách thức thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi thẻ đánh giá viên KNNQG (1.000567).

Cùng với đó là thay đổi thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi chứng chỉ KNNQG, không yêu cầu nộp lại: "chứng chỉ KNNQG đã được cấp" đối với thủ tục hành chính cấp, cấp lại, cấp đổi chứng chỉ KNNQG (1.000546).

Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Quyết định bãi bỏ thủ tục hành chính cấp thông báo chuyển trả đối với người lao động, kể cả đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng đi làm việc ở nước ngoài; bãi bỏ thủ tục hành chính cấp Thư giới thiệu cho công dân Việt Nam tham gia Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia (2.000292) và cấp lại Thư giới thiệu cho công dân Việt Nam tham gia Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia...

Theo số liệu ước tính của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), hiện nay, Việt Nam có khoảng 650.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung ở các thị trường, như: Nhật Bản, khoảng 300.000 người; Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 250.000 người; Hàn Quốc khoảng 50.000 người. Số lao động còn lại ở các thị trường Châu Âu, Trung Đông và Malaysia... Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với nhiều loại hình ngành nghề công việc khác nhau, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo chiếm 80% gồm (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử...); còn lại trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ gồm (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc trong gia đình).

Lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH cho biết, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Mức lương, thu nhập của người lao động ở Hàn Quốc là cao nhất hiện nay, khoảng 1.600 đến 2.000 USD/người/tháng. Còn ở Nhật Bản, người lao động có thu nhập 1.200 đến 1.500 USD/người/tháng. Ở Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 800 đến 1.200 USD/người/tháng, tương đương với một số nước châu Âu. Ở thị trường Trung Đông và Malaysia, nếu người lao động có nghề, thu nhập khoảng 600 đến 1.000 USD/người/tháng, đối với lao động phổ thông, không có nghề thì thu nhập 400 đến 600 USD/người/tháng.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Tính đến hết quý I năm nay, sản lượng khai thác của Phân xưởng hầm lò, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền đạt 60.000 tấn quặng, phấn đấu cả năm đạt 200.000 tấn quặng. Cùng với đảm bảo sản lượng theo kế hoạch, công tác đảm bảo an toàn lao động cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hướng dẫn cách tính các khoản trợ cấp được hưởng với công chức, viên chức nghỉ thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính các khoản trợ cấp được hưởng với công chức, viên chức nghỉ thôi việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1814 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 và Nghị định số 67/2025 của Chính phủ; trong đó Bộ nêu ví dụ cụ thể hướng dẫn về cách tính số tiền được hưởng với trường hợp nghỉ việc của công chức có hệ số lương 3,66 khi tinh gọn bộ máy.

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hỗ trợ đào tạo lại nghề và việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy không chỉ giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn góp phần phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Cùng với xu hướng chung trên cả nước, sau tết Nguyên đán, tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời diễn ra tại nhiều địa phương, trong đó có Lào Cai. Lý do chủ yếu là một bộ phận người lao động sau kỳ nghỉ dài lựa chọn không quay lại đơn vị cũ, chuyển hướng sang các ngành nghề khác hoặc tìm kiếm công việc với chế độ đãi ngộ cao hơn. Điều này tạo ra khoảng trống nhất định về nhân sự, buộc doanh nghiệp phải tăng cường tuyển dụng.

fb yt zl tw