Đổi thay trên quê hương cách mạng Thượng Bằng La

Đèo Lũng Lô nằm trên con đường nối chiến khu Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc, tuyến giao thông huyết mạch nối cửa ngõ Tây Bắc lên chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây ghi dấu những chiến công hiển hách một thời đã đi vào thơ ca cách mạng với “56 ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm mưa dầm cơm vắt...".
Dưới chân đèo Lũng Lô là mảnh đất quê hương cách mạng Thượng Bằng La. Cùng với quân dân cả nước trong những năm tháng giữ nước hào hùng của dân tộc, quân và dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã vùng lên, góp phần đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp lập nên những chiến công hiển hách.
Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, nhân dân các dân tộc xã Thượng Bằng La hôm nay đang phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ để nâng cao đời sống nhân dân.
Là người con sinh ra và lớn lên ở Thượng Bằng La, chị Kiều Thị Huyền ở thôn Thiên, luôn tự hào về truyền thống của quê hương. Quyết tâm gắn bó với quê hương, chị Huyền đã chọn hướng phát triển kinh tế bằng trồng tre măng Bát độ và trồng chanh, mỗi năm thu nhập trên từ 1,5 đến 2 tỷ đồng.
"Nhớ lời dạy của Bác Hồ về phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, gia đình tôi đã tận dụng nguồn đất có sẵn để phát triển kinh tế, nhất là trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Hiện gia đình tôi đã trồng được 15 ha tre măng Bát độ và 2ha trồng chanh cùng kết hợp chăn nuôi, nhờ vậy cuộc sống của gia không chỉ thoát nghèo mà vươn lên làm giàu chính đáng”, chị Huyền chia sẻ.
Đến Thượng Bằng La hôm nay, một điều dễ nhận ra là sự đổi thay trong cách nghĩ, cách làm và sự năng động, sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế, xã hội đã giúp cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao.
Đó không chỉ là sự chuyển đổi canh tác cây lúa từ 1 vụ lên 2 vụ; nhân dân mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất và chú trọng phát triển kinh tế hộ. Mà địa phương này còn đặc biệt khuyến khích đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa và trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó nuôi hươu, nuôi dúi, chăn nuôi lợn đang hướng di mới của người dân nơi đây.
Tuy mới đầu tư chuồng trại và con giống để nuôi hươu lấy nhung gần một năm nay, nhưng 50 con hươu bước đầu đã đưa về lợi nhuận cho anh Phạm Trung Đông ở thôn Trung Tâm hơn 100 triệu đồng.
Anh Đông cho biết, nuôi hươu khá dễ, có giá trị kinh tế cao, nguồn thức ăn chủ yếu là cây cỏ, rau, củ trong vườn. Trong thời gian nuôi 18 tháng, hươu cái trưởng thành được phối giống sinh sản, còn hươu đực bắt đầu ra chồi nhung. Một con hươu cái trưởng thành có trọng lượng khoảng 45-50kg, hươu đực nặng từ 65-90kg. Hươu đực nuôi 24 tháng có thể lấy nhung với trọng lượng mỗi con từ 250-300g nhung. Càng nuôi lâu thì chồi nhung càng nhiều, lợi nhuận càng cao. Nhung hươu có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến các sản phẩm đông y, thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. 1kg nhung có giá bán từ trên 20 triệu đồng.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của huyện Văn Chấn, xã Thượng Bằng La đã tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; trong đó, thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi trang trại. Nhờ vậy, đến nay, toàn xã có trên 50 mô hình nuôi lợn có quy mô từ 50- 200 con/lứa, hàng chục mô hình nuôi dúi, hươu….Hiện xã Thượng Bằng La có tổng đàn gia súc chính trên 26.000 con; trong đó đàn trâu, bò có 2.200 con, đàn lợn trên 24.000 con.
Đến nay, xã Thượng Bằng La có hơn 600/2131 hộ có mô hình phát triển kinh tế, chủ yếu là trồng cam, chanh, tre mang Bát độ, nuôi gà, lợn, trồng rừng... có thu nhập từ 150 triệu đồng/năm trở lên; bình quân thu nhập đầu người đạt 53 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,7%.
Ông Hoàng Xuân Dương - Chủ tịch UBND xã cho biết: Là địa bàn vùng cao nhưng xã đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư trên các lĩnh vực chế biến gỗ, chè, vật liệu xây dựng, nhất là trang trại nuôi thỏ rộng 30 ha của Công ty Nippon Zoki Việt Nam giải quyết việc làm hơn 100 lao động địa phương với thu nhập 6- 8 triệu đồng/người/tháng.
Những đổi thay trên quê hương cách mạng Thượng Bằng La hôm nay đã thể hiện sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc nơi đây phát huy truyền thống vươn lên trong công cuộc đổi. Nhiều năm liền Đảng bộ đạt "Đảng bộ trong sạch vững mạnh”; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Trật tư an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được quan tâm chú trọng. Đó cũng là tiền đề vững chắc để Thượng Bằng La tiếp tục phấn đấu xã đạt nông thôn mới nâng cao năm 2025 và thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
Văn Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

fb yt zl tw