Đổi thay ở Bản Phố

Sau gần 3 năm được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, diện mạo nông thôn Bản Phố (huyện Bắc Hà) ngày càng đổi thay theo hướng tích cực.

Cách trung tâm huyện 2,5 km, xã Bản Phố hiện có 803 hộ, hơn 4.200 nhân khẩu, đồng bào Mông chiếm 99%. Khi mới bắt đầu xây dựng nông thôn mới, xã chỉ đạt 5 tiêu chí, thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 68,4%.

BP 109231.jpg
Trung tâm xã Bản Phố.

Ông Nguyễn Bùi Quyền, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Bản Phố cho biết: Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, Bản Phố đã có sự thay đổi toàn diện. Đến nay, thu nhập bình quân đạt 39 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 40% (tỷ lệ giảm nghèo bình quân hằng năm là 8%), xã đạt 11/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao...

Để có được kết quả này, chính quyền xã khảo sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn mà người dân gặp phải để xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tháng, từng quý và từng năm. Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ bám sát cơ sở tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện thâm canh tăng vụ...

Gia đình ông Ly Seo Tếnh ở thôn Háng Dù là ví dụ sinh động. Ông Tếnh trồng 300 gốc lê VH6 nhưng có năng, chất lượng sản phẩm thấp. Sau khi được cán bộ chuyên trách của xã hướng dẫn chăm sóc, đốn tỉa, vin cành, tạo tán và bọc quả, năm nay gia đình ông thu được 6 tạ quả, bán được 18 triệu đồng.

Tương tự, anh Lý Vần Sồ (thôn Bản Phố 2) được UBND xã tạo điều kiện đi tham quan, học hỏi, sau đó đã quyết tâm phát triển du lịch. Khi địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, anh Sồ đã vay vốn ngân hàng, đầu tư hơn 500 triệu đồng dựng nhà sàn, sửa vườn, làm mô hình homestay đón khách. Homestay của anh có 1 nhà cộng đồng, 2 phòng đơn, 1 phòng đôi, 2 bungalow với năng lực đón 40 - 50 khách cùng lúc. Anh Sồ tâm sự: Nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình tôi khó có thể xây dựng được cơ ngơi như hiện tại.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có nhiều đổi thay. Xã có 3 trường phổ thông với hệ thống cơ sở vật chất khang trang, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân được thực hiện tốt; tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm mạnh. Đối tượng chính sách được quan tâm.

Ông Nguyễn Bùi Quyền, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Bản Phố cho biết: Bản Phố luôn nhắc tới phương châm “xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có kết thúc” để vận động người dân gắng giữ vững, nâng cao các tiêu chí đã đạt.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw