Đổi mới triệt để dạy học và kiểm tra, đánh giá Ngữ văn

Ngày 21/7/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 21/7/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Một trong những nội dung được chú ý nhất của văn bản này là yêu cầu tránh dùng lại văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học. Mục đích nhằm đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Thực hiện Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH được Bộ GD&ĐT tiếp tục nhấn mạnh trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học các năm 2022 - 2023, 2023 - 2024 và 2024 - 2025.

Thực ra, việc ra đề sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa được áp dụng từ sớm, trước khá xa thời điểm ban hành Công văn 3175. Cụ thể, nhằm hạn chế học tủ, học vẹt, văn mẫu, trong đề thi THPT quốc gia (từ năm 2020 là Kỳ thi tốt nghiệp THPT) môn Ngữ văn, văn bản phần đọc hiểu đã không có trong sách giáo khoa; câu nghị luận xã hội phát huy quan điểm cá nhân người viết và không thể chép theo văn mẫu.

Mặc dù mới dừng lại ở đề thi tốt nghiệp THPT, chưa triển khai rộng rãi trong kiểm tra, đánh giá ở nhà trường, nhưng đây là bước đệm cần thiết, quan trọng để khi chính thức triển khai không bất ngờ, lúng túng.

Chỉ sau Công văn 3175, trường phổ thông mới chính thức áp dụng việc không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn. Sau 2 năm triển khai đã ghi nhận những thay đổi tích cực, cả ở phía người dạy và người học; giảm đáng kể cách dạy đọc - chép, hiện tượng văn mẫu, học sinh thực sự được chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực. Giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn qua các đợt tập huấn, từ thực tế trải nghiệm ra đề theo yêu cầu mới và đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, vẫn còn có khó khăn khi triển khai yêu cầu mới này, đặc biệt với việc ra đề thi, kiểm tra. Bên cạnh những đề văn hay, sáng tạo, vẫn có không ít đề kiểm tra, đề thi còn có sai sót, đặc biệt với việc lựa chọn ngữ liệu.

Trong đó, thường gặp là ngữ liệu chưa bảo đảm về nội dung, nghệ thuật, sự chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ; không hợp lý về dung lượng, có ngữ liệu cho quá dài; không đúng loại/thể loại chương trình quy định; không phù hợp với người học… Ngữ liệu không bảo đảm sẽ dẫn đến câu hỏi, yêu cầu không thể hay, tốt như mong đợi.

Từ năm 2025, đề thi tốt nghiệp THPT bắt đầu thực hiện triệt để yêu cầu không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Theo đó, không chỉ đọc hiểu mà cả phần nghị luận văn học cũng sử dụng ngữ liệu mới, không còn tình trạng nhiều năm chỉ loanh quanh một số tác phẩm thơ, văn trong sách giáo khoa lớp 12.

Bên cạnh nâng cao năng lực ra đề của giáo viên, một việc vô cùng quan trọng là thay đổi cách dạy, cách học để học sinh đáp ứng được yêu cầu mới. Việc dạy “cái” cụ thể cần thay bằng dạy “cách”, để học sinh có thể tự tin với các ngữ liệu mình chưa từng gặp.

Đồng thời, rèn học sinh thói quen đọc sách, nâng cao văn hóa đọc cần được quan tâm thực chất hơn nữa. Điều này không chỉ giúp các em nâng cao vốn từ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng viết… phục vụ cho học Ngữ văn, mà còn vô cùng cần thiết góp phần hình thành các kỹ năng, năng lực theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Ngày 15/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Những điểm mới trong dự thảo Thông tư nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thời gian qua.

Những sân chơi đổi mới sáng tạo cho học sinh

Những sân chơi đổi mới sáng tạo cho học sinh

Trong những năm qua, mô hình giáo dục kết hợp giữa học tập và trải nghiệm thực tế được các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai ứng dụng linh hoạt, góp phần xây dựng một thế hệ học sinh năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất lẫn tâm hồn.

Kết nạp đội viên ở "địa chỉ đỏ"

Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (15/5): Kết nạp đội viên ở "địa chỉ đỏ"

Kết nạp đội viên tại các “địa chỉ đỏ” không đơn thuần là thực hiện nghi thức Đội, mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Đó cũng là hoạt động được nhiều cơ sở Đoàn - Đội tại Lào Cai tổ chức trong thời gian qua.

Tập huấn áp dụng giảm nhẹ rủi ro do thiên tai vào chương trình giáo dục

Tập huấn áp dụng giảm nhẹ rủi ro do thiên tai vào chương trình giáo dục

Sáng 12/5, tại thành phố Lào Cai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Vụ Cơ sở vật chất (Bộ giáo dục và Đào tạo) tổ chức tập huấn cho 60 cán bộ quản lý, giáo viên của tỉnh về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai vào chương trình giáo dục cho học sinh cấp trung học cơ sở.

Chủ trương nhân văn, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục

Chủ trương nhân văn, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

fb yt zl tw