Đổi mới giáo dục toàn diện ở huyện Bảo Thắng

Đáp ứng nhu cầu về đổi mới, ngành GD&ĐT huyện Bảo Thắng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cô trò Trường Mầm non Hoa Mai xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng.

Cô trò Trường Mầm non Hoa Mai xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng.

Cụ thể hóa mục tiêu đổi mới

Triển khai Nghị quyết 29, phòng GD&ĐT huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng triển khai thực hiện tốt Đề án số 05 của Huyện ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục - khoa học công nghệ huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2020 -2025.

Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất tiếp tục được nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn, thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, văn nghệ của ngành GD&ĐT huyện Bảo Thắng được khẳng định ở tốp đầu trong tỉnh.

Bà Bùi Thị Hải Vân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bảo Thắng cho biết: “Để triển khai đổi mới giáo dục, huyện Bảo Thắng tiếp tục duy trì và có mô hình mới trong giáo dục như mô hình trường học gắn với thực tiễn (tiêu biểu mô hình trường học đa văn hóa, trường học nông trại; mô hình giáo dục STEM)… Cùng với đó, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT”.

Theo bà Vân, các hoạt động đổi mới giáo dục mà địa phương triển khai tập trung vào đẩy mạnh công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ - hội nhập quốc tế. Đồng thời, tham gia các cuộc thi, sân chơi có yếu tố quốc tế.

“Chúng tôi đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức khai thác học liệu điện tử, tích cực hội nhập quốc tế thông qua các tiết dạy học kết nối với các trường trong và ngoài nước” – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bảo Thắng chia sẻ.

Cùng với đó, ngành GD&ĐT huyện Bảo Thắng đã tạo đột phá về Giáo dục STEM. Địa phương đã tổ chức nhiều ngày hội STEM, thi lập trình Robot với nhiều hoạt động tích cực, tạo phong trào, hiệu quả tốt trong các trường học. Nhờ thế, Phòng GD&ĐT huyện Bảo Thắng được Sở GD&ĐT tặng giấy khen là đơn vị thực hiện tốt giáo dục STEM năm 2022.

Văn hóa đọc cũng được huyện Bảo Thắng chú trọng phát triển. Địa phương đã đạt 3 giải thưởng phát triển văn hóa đọc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng cho 2 tập thể và 1 cá nhân.

Bên cạnh đó, huyện Bảo Thắng đã duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiểu học, THCS ở 14/14 xã, thị trấn. Chú trọng phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn.

Mô hình trường học đa văn hóa tại Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận.

Mô hình trường học đa văn hóa tại Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận.

Theo bà Bùi Thị Hải Vân, nhằm thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết số 29, ngành GD&ĐT Bảo Thắng sẽ tập trung thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp để tập trung đầu tư, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

“Toàn ngành sẽ tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác truyền thông và tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cũng cần thực hiện sâu, rộng hơn. Qua đó, tạo đồng thuận trong đội ngũ nhà giáo làm động lực thúc đẩy đổi mới” – bà Vân chia sẻ.

Cũng theo bà Vân, từ thực tế triển khai Nghị quyết 29, ngành GD&ĐT huyện Bảo Thắng mong muốn các cấp có thẩm quyền quan tâm tới tính đặc thù của công chức, viên chức ngành trong quá trình xây dựng chính sách tiền lương. Bảo đảm đủ biên chế cho các địa phương đang thiếu giáo viên.

Cùng với đó, ban hành chính sách đặc thù cho giáo dục về kinh phí chi thường xuyên để bảo đảm điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện các chính sách trong học tập cho học sinh; chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vùng sâu, vùng xa,

Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Cụ thể hóa mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, huyện Bảo Thắng đã chú trọng triển khai Chương trình GDPT mới. Quá trình xây dựng và thực hiện chương trình GDPT mới đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh.

Công tác chỉ đạo được Phòng GD&ĐT đảm bảo kịp thời, toàn diện các nội dung theo yêu cầu đổi mới. Theo đó, tăng cường giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Các hoạt động giáo dục được tổ chức thực hiện linh hoạt trong và ngoài giờ lên lớp, trong và ngoài khuôn viên nhà trường.

Học sinh huyện Bảo Thắng tham dự Ngày hội Stem tỉnh Lào Cai.

Học sinh huyện Bảo Thắng tham dự Ngày hội Stem tỉnh Lào Cai.

“Việc chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tại địa phương cơ bản đáp ứng mục tiêu và yêu cầu mục tiêu đổi mới” - bà Vân chia sẻ.

Theo đó, các trường đã phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện chương trình mới. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Việc tổ chức quản lí đã chuyển dần theo hướng quản trị nhà trường.

Thầy Đặng Thành Chung, Hiệu trưởng Trường THCS số 1 Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng chia sẻ: “Nhà trường đã đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh".

Cũng theo thầy Chung, nhà trường đã đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại như: ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, công nghệ thông tin, tiết học kết nối, lớp học đảo ngược… Qua đó, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của học sinh.

Bà Bùi Thị Hải Vân đánh giá: “Chất lượng giáo dục toàn diện chung toàn huyện tiếp tục được nâng lên, kể cả chất lượng tại các điểm trường lẻ. Chất lượng giáo dục mũi nhọn, thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, văn nghệ được khẳng định ở tốp đầu trong tỉnh. Toàn ngành cũng tăng cường đổi mới hội nhập Quốc tế trong giáo dục qua các kỳ thi, cuộc thi và đạt nhiều giải thưởng”.

Báo Giáo dục & Thời đại null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024, các đơn vị trường học trong tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện mặc trang phục truyền thống dân tộc mình đồng bộ từ ngày 15/4 đến ngày 19/4.

Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của học sinh nhưng công việc của họ cũng đầy thử thách và căng thẳng. Do đó, việc tạo ra một không gian thư giãn dành riêng cho giáo viên là vô cùng cần thiết để họ có thể nạp lại năng lượng và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Việc tạo môi trường thân thiện, vui vẻ cho giáo viên là một trong những hướng đi được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn khi xây dựng trường học hạnh phúc.

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Ngày 13/4, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực, các định hướng dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thận trọng với hạ chuẩn giáo viên

Thận trọng với hạ chuẩn giáo viên

Trước đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều chuyên gia cho rằng, nếu hạ chuẩn, dự kiến các địa phương sẽ tuyển dụng được khoảng 10.000 giáo viên để thực hiện Chương trình GDPT 2018. Song, bài toán đặt ra là nhân sự có mặn mà với ngành giáo dục và sau tuyển dụng, những giáo viên này được xếp lương thế nào?

Khi nào chính sách giáo dục thôi "phanh gấp"?

Khi nào chính sách giáo dục thôi "phanh gấp"?

Mới đây, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu địa phương dừng hệ tuyển sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và dừng tuyển thẳng vào lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS đã gây bất ngờ cho các thí sinh và gia đình - những người đã có định hướng từ trước.

“Trường học công viên”

“Trường học công viên”

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến Trường Tiểu học Nam Cường (thành phố Lào Cai) là khuôn viên được thiết kế đẹp mắt với nhiều cây xanh, dọc hành lang là hơn 200 chậu hoa giấy khoe sắc… Trường học giờ đây không chỉ là nơi học tập mà còn như công viên thu nhỏ, tạo cảm hứng cho học sinh học tập và trải nghiệm.

fb yt zl tw