Đội Bảo Vinh giành giải Nhất Hội thi đan và trang trí ngựa mã xã Bảo Hà năm 2024

Sáng 18/8, trong khuôn khổ hoạt động Lễ hội đền Bảo Hà năm 2024, UBND xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) tổ chức Hội thi đan và trang trí ngựa mã xã Bảo Hà năm 2024.

Đây là lần đầu tiên những người thợ làng nghề làm mã ngựa ở xã Bảo Hà và các xã lân cận được thể hiện tay nghề qua một hội thi. Hội thi cũng nhằm tôn vinh và phát triển nghề thủ công tại địa phương, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân làng nghề.

IMG_3742.jpeg
Quang cảnh lễ khai mạc hội thi.

Tham gia hội thi có 5 đội, mỗi đội có 5 thành viên đến từ xã Cam Cọn (1 đội) và xã Bảo Hà (4 đội gồm: Lâm Sản, Liên Hà 6, Liên Hải, Bảo Vinh).

IMG_3763.jpeg
Tặng cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thi.

Sau lễ khai mạc, các đội bước vào thi đấu trong thời gian 180 phút.

IMG_3786.jpeg
IMG_3779.jpeg
IMG_3824.jpeg
IMG_3857.jpeg
Thành viên các đội đều có kỹ năng, tay nghề điêu luyện.

Theo thể lệ, các đội dự thi đan và trang trí 1 sản phẩm ngựa mã theo hình thức: đan nhanh, có tính kỹ thuật, thẩm mỹ. Sau khi hoàn thành, các đội thi thuyết trình về sản phẩm ngựa mã do đội mình làm ra.

IMG_3897.jpeg
IMG_3916.jpeg
IMG_3932.jpeg
Các sản phẩm đẹp mắt, có tính sáng tạo cao.

Căn cứ vào thời gian, kết quả đạt được của các đội thi, Ban giám khảo tính điểm theo các nội dung để trao giải cho các đội.

IMG_3892.jpeg
Ban giảm khảo chấm điểm sản phẩm ở từng công đoạn.
IMG_3954.jpeg
IMG_3969.jpeg
Các đội thuyết trình về sản phẩm.
IMG_3853.jpeg
Hội thi nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người dân và du khách.

Kết thúc cuộc thi, với tinh thần đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên và ngựa mã đẹp, đội Bảo Vinh đã xuất sắc giành giải Nhất với số điểm 91,8. Chỉ kém 3,3 điểm, đội xã Cam Cọn đoạt giải Nhì chung cuộc. Hai đội đoạt giải Ba là Lâm Sản và Liên Hà 6.

IMG_3990.jpeg
Trao giải Nhất.
IMG_3984.jpeg
Trao giải Nhì.
IMG_3976.jpeg
Trao giải Ba.
IMG_3971.jpeg
Trao giải Khuyến khích.

Cuộc thi nhằm khuyến khích sự khéo tay, sáng tạo trong kỹ thuật đan lát, nghệ thuật cắt giấy, phối màu sắc, chất liệu. Đồng thời, thông qua cuộc thi, Ban tổ chức sẽ lựa chọn sản phẩm của các đội đạt giải làm lễ phẩm dâng lên đức thánh Hoàng Bảy trong ngày Lễ hội đền Bảo Hà vào ngày 20/8 tới (tức 17/7 âm lịch).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

fbytzltw