Độc đáo nữ họa sĩ vẽ "những nỗi buồn đẹp" bằng ngón tay

Họa sĩ Hồng Ngọc, sinh năm 1993 tạo dấu ấn khi dùng ngón tay, thay thế cọ vẽ nên những bức tranh về cảm xúc của phái nữ.

Triển lãm Những nỗi buồn đẹp của Hồng Ngọc vừa khai mạc tại TP.HCM. Đây là triển lãm đầu tay, đánh dấu bước đầu dấn thân vào con đường hội họa chuyên nghiệp của nữ họa sĩ 9X.

Khác với các đồng nghiệp, Hồng Ngọc dùng ngón tay để vẽ. Theo nữ họa sĩ, ngón tay là cách tốt nhất để có thể truyền tải những cảm xúc của bản thân vào tác phẩm một cách chân thực nhất. Thông qua chạm vào sơn và cảm nhận từng sớ vải, cô cảm giác mọi thứ như thể hòa làm một.

Nữ họa sĩ Hồng Ngọc với bộ sưu tập vẽ bằng ngón tay.

Với lối vẽ đặc biệt, Hồng Ngọc mất 10 năm để luyện tập. Cô may mắn được bố - họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh chỉ dạy kỹ thuật này và tập vẽ chân dung, tĩnh vật từ nhỏ. Nhờ đam mê và khổ luyện, Hồng Ngọc dần hình thành bản sắc riêng trong hội họa.

Hồng Ngọc cho biết vẽ ngón tay khó hơn nhiều so với cọ, bởi phụ thuộc vào cảm hứng. Người vẽ sẽ nặn màu trực tiếp lên toan rồi dùng ngón tay vẽ. Điều này đòi hỏi họa sĩ cần nhạy cảm về màu sắc, vì hư sẽ rất khó sửa.

Hồng Ngọc chia sẻ, vẽ tranh dựa trên cảm xúc và cái nhìn suy tư về cuộc sống. Triển lãm gồm 26 bức tranh bằng chất liệu sơn dầu. Họa sĩ bắt đầu vẽ từ 2018, mất 5 năm để hoàn thành bộ sưu tập. Cô chọn chủ đề nỗi buồn, giữa vô vàn những cảm xúc để qua đó gửi gắm tâm tư của mình.

Về tựa đề triển lãm – Những nỗi buồn thật đẹp, Hồng Ngọc cho biết: “Qua mỗi tác phẩm, tôi muốn gửi gắm mọi người thay vì cứ mãi ngụp lặn trong nỗi buồn, hãy học cách thoát ra khỏi nó và chấp nhận như một phần của cuộc sống. Tôi vẫn tìm kiếm vẻ đẹp của nỗi buồn, biến điều đó thành những tác phẩm hội họa. Sự lạc quan là điều cần thiết với bất cứ ai lúc này”.

Với BST mỹ thuật đầu tay, họa sĩ tập trung khai thác hình tượng thiếu nữ với vẻ ngoài thuần khiết, thân hình mảnh mai. Dù duy nhất một mẫu dáng, Hồng Ngọc không vẽ trùng lặp mà mỗi bức tranh có sắc thái riêng, từ hình tượng đến bố cục màu, không gian, dễ đưa người xem đến cảm giác nhẹ nhàng, thích thú.

Thông qua đôi mắt mỗi nhân vật, cô lột tả nội tâm với đa dạng sắc thái: không chỉ là sự ngây thơ, hồn nhiên hay thánh thiện mà còn có cả những lo lắng, những nỗi buồn ẩn sâu... Người thưởng lãm cũng dễ dàng tìm được sự đồng cảm vì tranh phản ánh cảm xúc thực tế dễ bắt gặp trong chính mình hay những người xung quanh.

Có mặt trong triển lãm, họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh tự hào khi thấy thành quả của con gái sau thời gian miệt mài sáng tác. Họa sĩ nhận xét con gái hướng nội, ít bộc lộ cảm xúc nhưng là người sâu sắc trong suy nghĩ.

“Cháu tìm chính mình qua từng tác phẩm, vì vậy tranh cháu biểu cảm sự chân thật, dễ đi vào lòng người. Những ánh mắt nhân vật trong mỗi bức tranh, là tâm cảm của Hồng Ngọc. Là cha, tôi tự hào vì con gái mình tiếp nối con đường hội họa, đặc biệt là lối vẽ tranh bằng ngón tay”, ông nói.

Các tranh trưng bày trong triển lãm

Eva trong vườn địa đàng

The moon goddes

Thiên thần hộ mệnh

Tịch mịch

Tỉnh thức

Lẻ loi

Thiếu nữ và hoa sen

Những kỷ niệm không thể thay thế.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw