Độc đáo những bìa sách do độc giả vẽ lại

Ấn tượng đầu tiên của mỗi cuốn sách đối với độc giả chính là bìa sách. Nhưng có những độc giả sau khi đọc sách đã tự thiết kế lại bìa theo ý mình, vừa độc đáo, vừa hài hước, hóm hỉnh và cũng thể hiện những thông điệp riêng. Cuộc thi Thiết kế lại bìa sách do Nhã Nam tổ chức đã thu hút gần 1.000 tác phẩm như thế từ độc giả.

Giải nhất “Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó” - tác giả Luis Sepúlveda, thiết kế bìa Vũ Ngọc Khánh Linh. (Ảnh: Nhã Nam)

Giải nhất “Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó” - tác giả Luis Sepúlveda, thiết kế bìa Vũ Ngọc Khánh Linh. (Ảnh: Nhã Nam)

Ý tưởng tổ chức cuộc thi thiết kế lại bìa sách xuất phát từ một vài tác phẩm vui vui mà bạn đọc gửi lên đăng tải trên bài viết của nhóm Câu lạc bộ Đọc sách Nhã Nam. Từ đó, cuộc thi được Nhã Nam tổ chức, ban đầu chỉ nhằm đem lại bầu không khí thoải mái, khuyến khích sự sáng tạo, từ đó thúc đẩy mạnh hơn phong trào đọc sách trong bạn đọc trẻ. Nhưng sự ủng hộ nhiệt tình của bạn đọc đã khiến cuộc thi trở thành một sự kiện gây tiếng vang trong cộng đồng đọc sách, thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác, chia sẻ…

Diễn ra chỉ vỏn vẹn trong vòng 2 tuần cuối tháng 7, nhưng cuộc thi đã thu hút tới gần 1.000 độc giả tham gia thiết kế bìa sách. Trong số đó, hơn 300 bài lọt vào vòng chung khảo, và đều nhận được lượng tương tác cao, cùng những thảo luận sôi nổi.

Bìa sách "Tắt đèn", giải Thiết kế sáng tạo.

Bìa sách "Tắt đèn", giải Thiết kế sáng tạo.

Khó có thể hình dung được mức độ tưởng tượng của độc giả có thể bay xa đến vậy với những bìa sách vô cùng sáng tạo. Chẳng hạn như chiếc bìa tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, được tác giả Trang Tu thiết kế lại với một màu đen tuyền, chỉ nổi đúng tên nhà văn, kèm theo câu chú thích hóm hỉnh nhưng cũng tóm tắt được luôn nội dung cuốn tiểu thuyết: “Mình có viết tên sách, nhưng phải Nghèo mới nhìn thấy được”.

“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” - thiết kế bìa: Hoàng Lão Tứ.

“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” - thiết kế bìa: Hoàng Lão Tứ.

Hay “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã được tác giả Hoàng Lão Tứ thiết kế lại thành chú mèo Doraemon dạy hải âu bay bằng chong chóng tre và chú thích “Chuyện con mèo (máy) dạy hải âu bay”.

“Cây cam ngọt của tôi” - Hoàng Lão Tứ.

“Cây cam ngọt của tôi” - Hoàng Lão Tứ.

Hoặc “Cây cam ngọt của tôi”, câu chuyện cảm động về tình bạn vượt qua tuổi tác của chú bé Zézé và ông Bồ, lấy đi nhiều nước mắt của độc giả, được Hoàng Lão Tứ “làm lại” bằng hình ảnh một gói giấy ăn (để lau nước mắt).

Cũng có những chiếc bìa sách được thể hiện nội dung không liên quan gì đến cuốn sách, mà trực tiếp liên hệ đến tên sách bằng nghĩa đen, với những chuyện thường ngày xảy ra trong cuộc sống, khiến độc giả phải bật cười vì sự hóm hỉnh của các tác giả.

Thí dụ như “Cuộc đời của Pi” được thể hiện bằng con số Pi 3.14 dài vô tận, chứ không phải câu chuyện cậu bé Pi lênh đênh trên biển hàng tháng trời với một chú hổ.

“Chuyện xảy đến trong đêm”- thiết kế bìa Chie Allaire, giải Thiết kế sáng tạo.

“Chuyện xảy đến trong đêm”- thiết kế bìa Chie Allaire, giải Thiết kế sáng tạo.

Độc giả cũng cười nghiêng ngả với chiếc bìa “Chuyện xảy đến trong đêm”, được thể hiện bằng hình ảnh tin nhắn gửi file công việc cho sếp và câu thắc mắc của sếp, do Chie Allaire thực hiện.

“Ngàn mặt trời rực rỡ” - Nhung Phương, giải Thiết kế đi xa.

“Ngàn mặt trời rực rỡ” - Nhung Phương, giải Thiết kế đi xa.

Thời tiết nắng nóng gay gắt của mùa hè này được tác giả Nhung Phương bày tỏ bằng hình ảnh một chị “ninja Lead” quấn kín mít chạy xe trong cái nắng rực lửa, minh họa cho cuốn “Ngàn mặt trời rực rỡ”. Tác giả còn chú thích thêm rất hóm hỉnh từ câu trích dẫn của sách: “- Đi đến đâu ạ? - Bất cứ nơi nào để lãng quên.... ...cái nóng thiêu đốt này”.

Bìa cuốn "Bụi sao" được thiết kế theo tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay.

Bìa cuốn "Bụi sao" được thiết kế theo tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay.

Rất nhiều những ý tưởng ngộ nghĩnh được các tác giả đưa vào bìa sách tự tưởng tượng của mình, như “Bụi sao” của Neil Gaiman được thể hiện bằng anh chàng đi xe máy bịt mũi giữa bầu không khí bụi mờ mịt, hay “Quái vật trong quán đồ nướng” vẽ ẩn hình con gián trên khay nướng, giữa những miếng thịt nướng, rau củ…

Cùng với những bài thi mang tính chất giải trí, cũng có những bài thi đem lại sự suy ngẫm, có sự đầu tư cao, công phu từ các tác giả, và cũng nhận lại số lượng tương tác rất cao.

“Yêu những điều không hoàn hảo” của thí sinh Đào Kim Vy.

“Yêu những điều không hoàn hảo” của thí sinh Đào Kim Vy.

Bài “Yêu những điều không hoàn hảo” của thí sinh Đào Kim Vy thu hút hơn 5.000 lượt tương tác, 300 bình luận, gần 200 lượt chia sẻ, với ý tưởng tả thực sự không hoàn hảo trong đời sống mà rất có thể bất cứ ai trong chúng ta có thể gặp phải như suýt soát thành tích để đạt danh hiệu học sinh giỏi.

“Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya”, do Võ Phương Dung thiết kế, giành giải nhì.

“Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya”, do Võ Phương Dung thiết kế, giành giải nhì.

Hay một bài dự thi khác cũng gây ấn tượng và nhận được nhiều sự quan tâm, tác phẩm của thí sinh Võ Phương Dung, thiết kế lại bìa cuốn sách nổi tiếng “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya” của nhà văn Higashino Keigo với gần 6.000 lượt tương tác, gần 400 bình luận, hơn 200 lượt chia sẻ.

Lý giải về sức hút của cuộc thi, đại diện Nhã Nam cho biết, thứ nhất, xuất phát từ thực tế, bên cạnh nội dung, hình thức cuốn sách như bìa sách, minh họa, chất lượng giấy in… cũng là yếu tố quan trọng giúp các cuốn sách thu hút và đến gần hơn với bạn đọc. Một trong những minh chứng là các cuộc thi thiết kế bìa sách và minh họa sách gần đây của Nhã Nam như cuộc thi thiết kế bìa sách “Giết chỉ huy đội kỵ sĩ”, cuộc thi vẽ minh họa cuốn sách “Tâm hồn cao thượng”, cuộc thi thiết kế “Thế giới là một cuốn sách mở” luôn nhận được sự quan tâm lớn từ độc giả.

Bài thi của tác giả Cam Đào: “Những giấc mơ ở hiệu sách Morisaki” giành giải ba.

Bài thi của tác giả Cam Đào: “Những giấc mơ ở hiệu sách Morisaki” giành giải ba.

Thứ hai, bên cạnh những hạng mục giải truyền thống với tiêu chí tính thẩm mỹ, phù hợp với không khí, nội dung của cuốn sách, cuộc thi đã có thêm những hạng mục giải với tiêu chí vô cùng độc đáo, đề cao yếu tố mới lạ, không yêu cầu bám sát vào nội dung sách giúp bạn đọc tham gia thỏa sức sáng tạo. Đó là hạng mục Thiết kế sáng tạo (tiêu chí bài thi sử dụng chất liệu, bố cục, hoặc có diễn giải sáng tạo nhất) và Thiết kế đi xa (tiêu chí bài thi có thiết kế xa với bìa chính thức nhất).

“Tàn ngày để lại” của Hoàng Lão Tứ thiết kế, giải Thiết kế đi xa.

“Tàn ngày để lại” của Hoàng Lão Tứ thiết kế, giải Thiết kế đi xa.

Điểm mới lạ này có thể nói là nhân tố quan trọng gợi cảm hứng cho rất nhiều bạn đọc tham gia và tạo nên sức ảnh hưởng lan rộng của cuộc thi. Khoảng hơn 60% tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế bìa sách Nhã Nam theo đuổi tiêu chí hài hước, sáng tạo. Các tác phẩm thiết kế bìa sách với những ý tưởng “có một không hai” cũng nhận được sự chú ý và lượng tương tác lớn.

Một số bạn mạnh về minh họa, một số bạn lại mạnh về thiết kế, typo, mỗi người một vẻ. Ngoài ra các bạn là phần lớn đều đã đọc hết cuốn sách, cảm thấy yêu thích nên mới tham gia cuộc thi thiết kế lại bìa sách, nên các bài thi rất giàu cảm xúc, khiến các biên tập viên rất thích.

Họa sĩ Tùng Lâm (thành viên Ban giám khảo)

Họa sĩ Tùng Lâm, chuyên thiết kế bìa sách, thành viên Ban giám khảo cuộc thi cho biết, Ban giám khảo rất bất ngờ trước chất lượng các bài dự thi nhận được trong cuộc thi. Ngoài những bài dự thi mang tính chất vui vẻ, gây cười với rất nhiều chất liệu thú vị từ cuộc sống, Ban giám khảo cũng hết sức ngạc nhiên với chất lượng nghệ thuật của một số bài dự thi, và số này không hề ít. Các bìa sách dự thi tuy còn thô ráp, bố cục có thể chưa hoàn toàn chuẩn mực, song có những nét riêng, và chắc chắn là có thể biên tập lại để có một bìa sách tốt”.

Giải khuyến khích dành cho Phạm Gia Uyên, 8 tuổi, thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia cuộc thi.

Giải khuyến khích dành cho Phạm Gia Uyên, 8 tuổi, thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia cuộc thi.

Từ những yếu tố này, cuộc thi đã không chỉ thổi một làn gió mới đầy hứng khởi cho một cộng đồng riêng biệt mà còn là cầu nối cho rất nhiều bạn đọc có chung tình yêu và hứng thú với sách vở tìm thấy kết nối được với nhau.

Các bìa sách đoạt giải sẽ được trưng bày tại Hội sách Nhã Nam sắp tới.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw