Độc đáo ẩm thực chợ phiên

Độc đáo ẩm thực chợ phiên ảnh 1

LCĐT - Ai có dịp lên Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương chắc hẳn đều đã từng thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của đồng bào vùng cao như thắng cố ngựa, mèn mén của người Mông, phở chua, bánh đúc ngô của người Nùng, xôi ngũ sắc của người Tày… tạo nên nét văn hóa riêng ở các chợ phiên.

Chợ phiên vùng cao là bức tranh đa sắc màu thể hiện đời sống của người dân bản địa, trong đó có văn hóa ẩm thực. Trong phiên chợ nhộn nhịp, nơi đông vui nhất thường là khu ẩm thực... Trong khu ẩm thực lại chia thành các khu dành cho phụ nữ, trẻ em với những món ngon như phở thịt, mèn mén, bánh dày, bánh đúc. Còn khu dành riêng cho cánh đàn ông, người già sẽ là thắng cố và những món đặc trưng như lòng lợn, thịt dê, thịt trâu để uống rượu…

Độc đáo ẩm thực chợ phiên ảnh 2

Bà con vùng cao đi chợ phiên chỉ cần vào khu ẩm thực là có thể chọn cho mình món ăn ấm bụng sau chặng đường dài từ thôn, bản xuống chợ. Là nơi nâng chén rượu, dốc bầu tâm sự với bạn bè, bằng hữu bên chảo thắng cố ngựa nghi ngút khói… tan chợ mới về.

Với người vùng cao, nhất là cánh đàn ông, đi chợ phiên, nếu không thưởng thức món thắng cố thì coi như chưa đến chợ. Nhưng thắng cố không phải là món “ăn thế nào cũng được” và không ai ăn thắng cố một mình. Người vùng cao đến chợ ăn thắng cố bao giờ cũng mua một bát to, rồi mời anh em, bạn bè uống chén rượu ngô, cùng ăn và hàn huyên tâm sự.

Thắng cố ngựa là món ẩm thực truyền thống của người Mông. Bởi vậy chỉ ở chợ phiên Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương..., những nơi có đông người Mông sinh sống người ta mới tìm được những hàng thắng cố ngựa vẫn còn giữ nguyên hương vị truyền thống, từ thịt ngựa, gia vị, cách nấu và khung cảnh để ngồi thưởng thức.

Độc đáo ẩm thực chợ phiên ảnh 3

"Từ bé tôi đã được cha mình dạy cách nấu thắng cố. Món thắng cố ngựa được nấu bởi xương sườn, thịt và nội tạng ngựa. Sau khi mổ ngựa, phần thịt và nội tạng được rửa sạch, tẩm ướp gia vị (thảo quả, vỏ quýt, quế, hồi, ớt khô…) khoảng 15 đến 30 phút rồi cho vào chảo gang to để xào. Khi thịt ngựa dậy mùi thơm thì đổ nước vào ninh..."

Ông Giàng Seo Cấu, Thôn Bản Phố 1, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà.

Ở chợ phiên, cùng với thắng cố ngựa, món phở thịt lợn đen cũng là món ẩm thực đặc trưng. Bí quyết phở ngon là bánh phở được làm từ gạo nương thơm, dẻo; xay thành bột nước, tráng trên bếp củi ngay tại chợ. Bánh phở có màu phớt hồng. Khách đến ăn, chủ quán mới bỏ lên thớt thái những sợi phở to bản cho vào bát, thái thịt lợn đã luộc sẵn, rồi múc nước dùng béo ngậy trong nồi gang được ninh từ xương lợn đen… Người vùng cao thường ăn phở kèm rau húng ruộng có mùi thơm đặc trưng và chút ớt khô xào mỡ gà vàng ruộm.

Độc đáo ẩm thực chợ phiên ảnh 4

Những ngày đầu xuân mới, mời bạn đến các chợ phiên vùng cao để cảm nhận không khí ấm áp, thân tình và thư thái thưởng thức hương vị đặc trưng từ những món ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần một chiến lược tổng thể để đưa Việt Nam trở thành điểm đến của điện ảnh thế giới

Cần một chiến lược tổng thể để đưa Việt Nam trở thành điểm đến của điện ảnh thế giới

Đại diện ngành du lịch các địa phương cho rằng, cần có một kế hoạch tổng thể từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đưa Việt Nam trở thành một điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Những ý kiến này đã được đưa ra bên lề cuộc Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”, do Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức.

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Tối 10/9, tại Nhà hát Đó - Vega City Nha Trang, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty Cổ phần Vega City thuộc Tập đoàn KDI Holdings đã tổ chức lễ trao thưởng Giải Cánh diều 2024 với chủ đề “Đam mê tỏa sáng”, tôn vinh những tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Với sự phát triển của mạng xã hội, thời gian qua các nhà sáng tạo nội dung đã sản xuất ra nhiều kênh, clip giới thiệu về đề tài lịch sử. Ở đó, những dấu ấn lịch sử của dân tộc được tái hiện một cách sinh động, thu hút đông đảo người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp vào ngày 13/9. Sự kiện sẽ tạo cầu nối, hội tụ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Thế giới ẩm thực Việt Nam vốn rất đa dạng và nổi tiếng. Ấn tượng hơn nữa khi xuất hiện trên các lá bài Măm tarot, những món ăn, đồ uống trở nên vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, khi được giải thích cặn kẽ qua minh họa bằng hình ảnh cuốn hút.

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

“Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới” là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức tại Hà Nội.

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng để phát huy làng nghề trong thời gian tới. Đây là chia sẻ của ông Trịnh Quốc Đạt - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

fbytzltw