Đoạn tuyệt với dạy thêm?

Đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn Quốc hội và khẳng định rằng sẽ thanh, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng dạy thêm. Chính một đại biểu Quốc hội khác đã đặt ngược lại vấn đề sau khi nghe câu trả lời: cấm việc dạy thêm chưa phải là căn nguyên của vấn đề. Thậm chí, ông tiết lộ rằng “con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt, đi làm nhờ học thêm, nên học thêm là có tác dụng chứ không phải không”.

Đoạn tuyệt với dạy thêm? -0

Đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đã khẳng định rằng sẽ thanh, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng dạy thêm.

Nếu một đại biểu Quốc hội cũng xác nhận như thế thì không còn nghi ngờ gì cả: việc các giáo viên dạy thêm để kiếm sống và phụ huynh cho con đi học thêm hoàn toàn là một nhu cầu có thật, sinh ra từ động lực bên trong của nền giáo dục theo mô hình cạnh tranh và đánh giá bằng điểm số. Cần phải thành thật với nhau, chúng ta đa số đi học với cái đích quan trọng nhất là kiếm được một việc làm tốt sau này.

Chính tôi và nhiều bạn học đã từng trải qua những năm tháng sơ khai của mô hình này vào cuối những năm 90 thế kỷ trước: học thêm là chuyện đương nhiên, với các môn chính. Vào thời đó, dạy thêm là một mô hình kinh doanh giáo dục nho nhỏ. Thầy/cô giáo sẽ thuê lại một căn phòng đủ rộng để kê bàn ghế, sau đó vận động học sinh đi học. Tiền đóng học thêm và hỗ trợ của phụ huynh sẽ dùng để trang trải các chi phí đã bỏ ra cho thuê mặt bằng. Một số giáo viên dùng luôn nhà mình để làm lớp bán trú và học thêm.

Cũng có vài câu chuyện đau lòng nho nhỏ xảy ra. Một số bạn học của tôi, vì kinh tế, mà không thể đi học thêm. Sau đó, bạn nhận những điểm số lẹt đẹt hơn trước, trong một thời gian rất dài, đặc biệt ở các môn xã hội, dù có cố gắng đến đâu đi nữa. Đấy dường như là một bi kịch vô hình: bạn không thể cắt nghĩa, cũng không thể đổ lỗi cho giáo viên. Có những kiến thức thật sự chỉ được chia sẻ ở lớp học thêm. Và, cơ hội không chia đều cho tất cả.

Các phụ huynh không có cách nào khác phải trang bị bảo hiểm cho con cái trong một mô hình giáo dục mà điểm số quyết định thăng tiến và tương lai. Ai có con cái chắc cũng đã từng bực bội khi con mình phải học quá nhiều, hay thấy thương thương khi nhìn chúng mang cái cặp to tướng đầy sách vở bước vào cổng trường mỗi sáng. Nhưng, rất thành thật thì, tôi cũng không dám mạo hiểm để chúng học sách giáo khoa đơn thuần, bởi vì xung quanh là một cuộc chạy đua khốc liệt, vào trường chuyên lớp chọn, các trung tâm gia sư và các loại sách bồi dưỡng lẫn nâng cao đủ thể loại trên trời dưới bể.

Các kỳ thi hẳn nhiên vẫn có giá trị nhưng chúng đang là những gánh nặng khổng lồ, với nhà trường dần trở thành nơi luyện gà nòi, cố gắng dạy học sinh vượt qua thi cử, chứ không thực sự dạy học sinh tư duy độc lập. Trong niềm háo hức muốn biến trường học thành động cơ tạo ra năng suất kinh tế, chúng ta đã quên mất rằng giáo dục là một quá trình triết học. Nó bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi, tiến hành tìm hiểu và chuyển dần sang hướng cố hiểu sâu vấn đề hơn. Hành trình tìm hiểu được hỗ trợ bởi phản ánh và thảo luận. Nó không dẫn đến những câu trả lời cuối cùng, mà là sự đánh giá cao hơn giới hạn kiến thức của chúng ta, cả về thế giới xung quanh và bản thân bí ẩn của chính chúng ta.

Chính việc biết rõ hơn giới hạn đấy là điều mà triết gia Socrates gọi là “sự khôn ngoan”. Ông đã cố gắng khuyên giải các thần dân Athen bắt đầu suy nghĩ về bản thân bằng cách chất vấn họ, qua đó làm họ hiểu được sự thiếu vắng tư duy của mình về những ý tưởng quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như công lý và lòng dũng cảm. Tư biện kiểu Socrates trở thành điểm khởi đầu cho chúng ta trên con đường mở rộng sự hiểu biết của mình. Nó cũng có thể tạo ra sự khiêm tốn và cởi mở với ý tưởng của người khác.

Nếu các trường học thực hiện tốt chức năng của mình, họ không thể bỏ qua chiều hướng triết học này của việc học. Họ cần nhìn nhận bản thân không chỉ đơn giản là người cung cấp kiến thức cần thiết để thành công trong thế giới công việc, mà còn kiến tạo một cộng đồng tư duy, trong đó học trò có thể khám phá ra ý nghĩa của những gì các em học được và tự suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống tốt.

Nhưng, một hệ thống giáo dục chỉ tập trung vào cạnh tranh điểm số và thành tích sẽ không còn thời gian cho việc đặt câu hỏi. Nó chỉ nhét vào tay học sinh những câu trả lời và mẹo mực chóng vánh, thông qua việc khai thác cạn kiệt thời gian và sự vui thích với việc học. Dạy thêm không phải là động cơ của hệ thống kiểu này, mà chỉ là hệ quả tất yếu khi nhu cầu chạy đua là quá lớn.

Khi chính các phụ huynh, những người vẫn chỉ trích sự nặng nề của chương trình học hiện tại, cũng không đủ can đảm dù chỉ để buông ra vài mi-li-mét lợi thế cạnh tranh của con em mình, thì mọi cải cách vẫn phải dừng lại, trước khi nó nhận được những tín hiệu thực sự rằng mọi người đã sẵn sàng.

CAND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hướng về Điện Biên.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Trong trận đấu tháng đầy kịch tính, với sự thông minh và tự tin trong từng câu trả lời, nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai - Đặng Duy Khánh liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng trong cuộc thi tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.

Bất an với thức ăn đường phố

Bất an với thức ăn đường phố

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại các địa phương: Khánh Hòa, Đồng Nai, TPHCM với hàng trăm ca nhập viện, thậm chí có ca phải lọc máu để điều trị. Mối lo ngại về thực phẩm đường phố chưa bao giờ giảm đi, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt.

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

fb yt zl tw