Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Trong những năm gần đây, công chúng Việt Nam thường xuyên chứng kiến tên tuổi của một số nhà thiết kế đồ họa Việt Nam xuất hiện trong các bộ phim “bom tấn” nước ngoài. Cùng với đó, những sản phẩm văn hóa trong nước sử dụng đồ họa cũng ngày càng phổ biến và mức độ hiện đại rất cao. Tuy nhiên để bắt kịp trình độ phát triển của đồ họa thế giới, chúng ta cần có chiến lược phát triển thông qua 3 trụ cột: Sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Chỉ bàn về kỹ thuật sản xuất phim điện ảnh có sử dụng hiệu ứng thị giác (visual efects), hiệu ứng đặc biệt (special effects), hiệu ứng số (digital effects) và hình ảnh tổng hợp (CGI-computer generated images), dễ nhận thấy rằng ngành đồ họa và kỹ xảo của các quốc gia phát triển đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Đỉnh cao là các nhà làm phim có thể hư cấu một thế giới với những người ngoài hành tinh. Nhìn sang các quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản, chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy khoảng cách lớn trong sản xuất điện ảnh có hiệu ứng đặc biệt và hoạt hình 3D. Họ thành công trong việc quảng bá văn hóa qua những dự án này. Vì vậy, đầu tư và phát triển ngành đồ họa Việt Nam là cần thiết để cạnh tranh và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Đồ họa bộ phim Hàn Quốc “Vây hãm trên không” (2024) của các nhà thiết kế Việt Nam. Ảnh do Aioi Studios cung cấp

Đồ họa bộ phim Hàn Quốc “Vây hãm trên không” (2024) của các nhà thiết kế Việt Nam. Ảnh do Aioi Studios cung cấp

Nhìn lại về đồ họa Việt Nam cũng nên tự hào vì đã có những thành quả nhất định, có được nguồn nhân sự trẻ tay nghề cao không chỉ đang làm việc tại các đơn vị trong nước mà còn tại các đơn vị sản xuất ở nước ngoài nổi tiếng như Industrial Light and Magic, DNEG, Animal Logic... Kết quả có thể thấy khi các nhà thiết kế đồ họa Việt Nam tham gia trực tiếp vào các dự án phim truyền hình và điện ảnh cho Hollywood, Hàn Quốc, Nhật Bản... Điều kiện này giúp nâng cao tay nghề nguồn nhân sự trẻ và giúp họ tự tin, mạnh dạn hơn với việc sản xuất các dự án nội địa như: “Trạng Tí”, “Đất rừng phương Nam”, “Người mặt trời”...

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng để đồ họa Việt Nam trở thành thương hiệu quốc tế vẫn còn nhiều việc phải làm. Ưu tiên số một vẫn là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại nhiều trường đại học Việt Nam đã đào tạo một cách có hệ thống. Việc rút ngắn khoảng cách về việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới là điều Việt Nam đã và đang làm khá tốt, nhưng chưa tận dụng được triệt để mọi công nghệ và kỹ thuật vì hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như kiến thức kỹ thuật hàn lâm. Vì vậy, việc có một tập hợp nguồn nhân sự có kiến thức chuyên môn cao chuyên nghiên cứu và phát triển về đồ họa máy tính là điều cấp thiết.

Các quốc gia phát triển đã nghiên cứu đồ họa ngay trong các trường đại học. Nhiều đơn vị sản xuất, doanh nghiệp đã hợp tác cùng các nhà trường về công nghệ, thuê mượn lại các phòng thí nghiệm để nghiên cứu, đồng thời đưa dự án nghiên cứu về các trường và tạo điều kiện cho sinh viên các trường phát triển các lĩnh vực chưa được khai thác. Điển hình của mô hình này có thể nhắc tới Trường Đại học Kỹ thuật Sydney (Australia) và studio Animal Logic.

Lịch sử ngành công nghiệp đồ họa thế giới đã có trước chúng ta cả một thế kỷ. Họ nghiên cứu và phát triển ngành đồ họa dựa trên những nguyên lý cơ sở, nền tảng cơ bản nhất của tự nhiên và nhận thức về thị giác của con người bởi ngành đồ họa là một trong những ngành làm việc trực tiếp với thị giác của con người. Từ những nguyên lý, nền tảng đó, họ phát triển cách tác động lên thị giác, cách tạo ra hình ảnh kỹ thuật số có những tác động hiệu quả nhất với thị giác để cho ra những hình ảnh chân thực và sống động như cách mà chúng ta quan sát thế giới xung quanh.

Nếu như nói thế mạnh của Việt Nam chỉ là ứng dụng chứ không phải nghiên cứu cũng không hẳn là đúng. Bởi lẽ chúng ta vừa mới chỉ tiếp xúc với nền đồ họa thế giới, vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và cần nhiều thời gian để làm quen. Việc đón đầu các xu hướng mới về công nghệ, chúng ta đang làm tốt nhưng cũng cần sự hiểu biết sâu sắc, tận tường về đồ họa để có thể tự mình làm chủ, tự mình tạo ra những xu hướng đồ họa mới chứ không chỉ ứng dụng lại những thứ đã có sẵn, vì bản chất ngành đồ họa là phải sáng tạo.

Giải pháp trước mắt hiện này là cần đầu tư cho nhân sự có tay nghề cao là người Việt tại nước ngoài để hỗ trợ giảng dạy, đào tạo một cách bài bản, có hệ thống cho đội ngũ trong nước cũng là một cách hữu hiệu để nâng cao tay nghề, tạo cơ hội để Việt Nam kết nối, cọ xát nhiều hơn với thế giới. Đồng thời, thúc đẩy nâng cao nhận thức, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ giới trẻ nghiên cứu và học tập tại nước ngoài cũng sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với thế giới.

Theo qdnd.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

“Độc đạo” là sự trở lại của ê kíp “Biệt dược đen” gồm hai đạo diễn Phạm Gia Phương - Trần Trọng Khôi, biên tập Trung Dũng và DOP Trần Kim Vũ. Bộ phim đang thu hút sự chú ý của khán giả trên kênh VTV3 bởi diễn xuất của dàn sao nam đình đám của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC). Bộ phim gây chú ý ngay từ những tập đầu, với hàng triệu lượt xem các phần trích đoạn ngắn, hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận.

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Cơn bão Yagi đã đi qua, song hậu quả để lại là vô cùng nặng nề đối với nhiều gia đình tại các tỉnh phía Bắc. Tiếp tục lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhà hát và các nghệ sĩ đang lên kế hoạch tổ chức các đêm nhạc, đấu giá các tác phẩm nghệ thuật… quyên góp, giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

fbytzltw