Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Dìn Chin nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Dìn Chin nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Thời gian qua, nhiều hội viên, phụ nữ xã Dìn Chin (huyện Mường Khương) đã tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần thoát nghèo bền vững.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chị Lù Seo Sung (dân tộc Mông), hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Dìn Chin là một điển hình trong phát triển kinh tế. Trước kia, gia đình chị Sung gặp nhiều khó khăn do ít đất sản xuất nông nghiệp và không có vốn đầu tư phát triển kinh tế. Với quyết tâm thoát nghèo, năm 2022, chị mạnh dạn đề xuất với Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Dìn Chin hướng dẫn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư chăn nuôi lợn bản địa. Với số vốn 50 triệu đồng ban đầu, chị mua vài cặp lợn giống, sau đó tự học hỏi, cập nhật kiến thức chăn nuôi để tự nhân giống, chăm sóc và phát triển đàn. Đến nay, gia đình chị đã có hơn 50 con lợn. Từ nuôi lợn bản địa, mỗi năm gia đình chị có nguồn thu 60 triệu đồng.

2.png

Được Hội Phụ nữ xã hướng dẫn thực hiện thủ tục vay vốn nên tôi không gặp nhiều khó khăn. Nhờ khoản vay đó mà cuộc sống của gia đình tôi đã khá lên. Hiện nay, ngoài nuôi lợn, tôi vẫn duy trì trồng ngô, lúa và nuôi thêm gà, vịt, cá…

Chị Lù Seo Sung chia sẻ.

Ngoài chị Sung, chị Sùng Seo Dín (dân tộc Mông) cũng là điển hình về lao động, sản xuất. Chị Dín tâm sự: Đang lúc gặp khó khăn vì thiếu tiền mua giống, phân bón, tôi được Hội Phụ nữ xã hướng dẫn làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Nhờ đó, gia đình tôi có tiền mua giống, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.png

Chị Lý Thị Cưn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Dìn Chin thông tin: Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tại xã Dìn Chin là 765 người, trong đó có 514 người là hội viên hội phụ nữ và 23 hộ do phụ nữ làm chủ hộ. Trình độ, nhận thức của hội viên không đồng đều, tập quán lạc hậu vẫn còn. Cuộc sống của nhiều hội viên còn khó khăn, một số sang Trung Quốc làm thuê.

Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên sử dụng nguồn vốn chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế. Cùng với đó, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả do phụ nữ làm chủ để tiếp thêm động lực cho phụ nữ trên địa bàn xã nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững

Chị Lý Thị Cưn cho biết.

Dìn Chin là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương, với 100% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mông, Nùng, trong đó xã có 497 hộ nghèo (chiếm 68,17%), 176 hộ cận nghèo (chiếm 24,14%).

Hội Phụ nữ xã đã và đang tích cực hỗ trợ hội viên, phụ nữ vươn lên, phát huy sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Hội Phụ nữ xã cũng vận động cán bộ, hội viên giúp nhau theo mô hình “2 - 3 phụ nữ khá, giàu giúp đỡ 1 phụ nữ nghèo thoát nghèo có địa chỉ”. Ngay từ đầu năm, Hội Phụ nữ xã xây dựng kế hoạch và triển khai cho các chi hội rà soát, thống kê số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ để giúp đỡ…

4.png

Các hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội Phụ nữ xã Dìn Chin đã tác động tích cực đến nhận thức, quyết tâm vươn lên, phát triển kinh tế gia đình của phụ nữ, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Điều đáng nói, nhờ được nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ xã Dìn Chin đã tự tin khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

fb yt zl tw