Điện, nước... góp phần tăng chỉ số giá tiêu dùng

Sáng 24-7, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2015 với mức tăng 0,13% so với tháng trước. Như vậy, CPI cả nước mới tăng 0,68% so với tháng 12-2014.

TCTK cho biết CPI tháng 7-2015 tăng chủ yếu do tháng 7 diễn ra kỳ thi tuyển vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015, cùng với thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, giải khát, dịch vụ giao thông công cộng tăng...

TCTK cho rằng thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dùng điện tăng làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,32%, nước sinh hoạt tăng 0,22%.

Dù một số nhóm hàng tăng nhưng TCTK nêu nhờ tháng bảy cũng có một số yếu tố giảm CPI, như: giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định; nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào; ngày 1-7, giá gas giảm 3.500-4.000/bình 12 kg (do giá gas thế giới tháng 7-2015 giảm 12,5 USD/tấn) nên chỉ số giá gas giảm 2,21% so với tháng trước; thêm vào đó giá dầu hỏa trong nước giảm vào ngày 19-6 và ngày 4-7 (giảm 500đ/lít)... đã giúp kiềm chế CPI. Chỉ số giá lương thực tháng 7-2015 đã giảm 0,38% so với tháng 6-2015 cũng giúp kéo CPI xuống.

TCTK cho biết vụ lúa đông xuân ở miền Bắc đã thu hoạch xong, Vụ hè thu ở các tỉnh miền Nam cũng đang vào mùa thu hoạch nên nguồn cung dồi dào khiến giá gạo tiếp tục giảm.

Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn gặp khó khăn giảm cả về lượng và giá, một phần do bán tháo gạo tồn của Thái Lan... làm cho giá gạo bán buôn, bán lẻ trong nước giảm.

So sánh, TCTK cho biết CPI tháng 7-2015 nếu so với tháng 12 năm trước thì là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

                                                                                    (Theo TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw