Điện lực Miền Bắc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ tháng 5

Nhằm tổ chức triển khai việc điều chỉnh giá điện có hiệu lực từ ngày 4/5/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chỉ đạo các Đơn vị nhanh chóng thực hiện công tác chốt chỉ số công tơ trong ngày 04/05/2023 theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Ngày 04/05/2023, Bộ Công thương đã ra Quyết định số 1062/QĐ-BCT quy định về giá bán điện.

Công nhân Điện lực tăng cường kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng sau trạm biến áp công cộng.

Nhằm tổ chức triển khai việc điều chỉnh giá điện có hiệu lực từ ngày 4/5/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chỉ đạo các Đơn vị nhanh chóng thực hiện công tác chốt chỉ số công tơ trong ngày 04/05/2023 theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định.

Trong tháng 4/2023 điện thương phẩm Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đạt 7,016 tỷ kWh, giảm 0,36% so với tháng 4/2022, lũy kế 4 tháng năm 2023 đạt 26,357 tỷ kWh, tăng 1,39% so với lũy kế 4 tháng năm 2022 và đạt 29,19% kế hoạch cả năm 2023 EVN giao (90,3 tỷ kWh).

Tỷ lệ tổn thất điện năng tháng 4 thực hiện đạt 3,46%, lũy kế 4 tháng thực hiện đạt 4,02%, giảm 0,49% so với cùng kỳ 2022. Toàn Tổng công ty đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 219 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành Điện là 3,63 ngày, như vậy trong 4 tháng đầu năm, Tổng công ty đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 646 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành Điện là 3,52 ngày, giảm 0,36 ngày so với cùng kỳ 2022.

Tỷ lệ cung cấp dịch vụ điện theo phương thức điện tử của Tổng công ty đạt 99,94% trong tháng 4, lũy kế 4 tháng đạt 99,96%. Tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đến hết tháng 4/2023 đạt 85,11%, vượt 5,84% so với chỉ tiêu EVN giao năm 2023; doanh thu qua kênh thanh toán không tiền mặt đạt tỷ lệ 96,34%.

cong_nhan_dien_luc_tp_dien_bien_phu_sua_chua_day_sau_cong_to.jpg

Công nhân Điện lực TP Điện Biên Phủ sửa chữa dây sau công tơ.

Hết tháng 4/2023 có 2.368/2.423 khách hàng sử dụng trên 3tr kWh đã ký biên bản thỏa thuận thực hiện chương trình Điều chỉnh phụ tải (DR) chiếm tỷ lệ 97,73% và 1.382/1.410 khách hàng dưới 3tr kWh đã ký thỏa thuận DR chiếm tỷ lệ 98,01%.

Về đầu tư xây dựng, trong tháng 4/2023, Tổng công ty đã khởi công được 02 dự án, đóng điện 5 dự án, lũy kế 4 tháng khởi công 10 dự án và đóng điện 12dự án.

Bước sang tháng 5/2023, theo dự báo miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng, phụ tải hệ thống điện quốc gia tiếp tục có xu hướng tăng và cao hơn kế hoạch vận hành hệ thống điện Quốc gia đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin: Trong những tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè năm 2023, với những số liệu theo diễn biến thực tế và qua tính toán cho thấy trong trường hợp các tình huống cực đoan xảy ra như:

Chủ động cấp điện liên tục, an toàn, ổn định cho khách hàng.

Công suất cực đại (Pmax) của miền Bắc tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2022 (những ngày nắng nóng kéo dài); Sự cố tổ máy hoặc chậm tiến độ sửa chữa, đưa vào vận hành nguồn mới; mức nước của các hồ thủy điện lớn giảm sâu... thì hệ thống điện miền Bắc sẽ gặp tình trạng rất khó khăn về cung cấp điện trong các tháng 5, 6; nhất là vào các giờ tiêu thụ điện cao điểm. Nếu tình trạng hạn hán diễn ra nghiêm trọng trên diện rộng, không có lũ hoặc lũ về ở mức thấp thì tình hình cung cấp điện có thể tiếp tục còn khó khăn trong thời gian tiếp theo.

Để ứng phó với tình hình vận hành hệ thống điện Quốc gia có nhiều khó khăn trong mùa hè năm nay, EVNNPC rất mong nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa và tối.

Cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 14h30, buổi tối từ 20h00 đến 22h00. Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và chú ý không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn.

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các đơn vị Điện lực khu vực miền Bắc sẽ lập kế hoạch cung cấp điện các tháng, đặc biệt là trong các tháng cao điểm nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 8), đồng thời thông tin sớm cho các khách hàng lớn để chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất.

Theo VOV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw