Điện Kremlin thông báo kết quả nổi bật của đàm phán Nga-Mỹ về vấn đề Ukraine

Ngoài việc nhất trí danh sách cơ sở năng lượng bị cấm tấn công, tại cuộc đàm phán ở Saudi Arabia, Liên bang Nga và Mỹ còn đồng ý đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Đen

Thành viên đoàn đàm phán Liên bang Nga rời khỏi cuộc họp ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Ảnh: Sputnik
Thành viên đoàn đàm phán Liên bang Nga rời khỏi cuộc họp ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Ảnh: Sputnik

Theo hãng tin RIA Novosti, Điện Kremlin ngày 25/3 cho biết Liên bang Nga và Mỹ đã thống nhất danh sách các cơ sở của Nga và Ukraine nằm trong diện hạn chế tấn công theo thỏa thuận đạt được sau cuộc đàm phán giữa Washington và Moskva (Moscow) tại Saudi Arabia.

Trong thông báo trên ứng dụng Telegram, Điện Kremlin cho biết: "Danh sách các cơ sở của Nga và Ukraine đã được hai bên Nga-Mỹ thống nhất, thuộc diện tạm cấm tấn công vào hệ thống năng lượng gồm: nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu, khí đốt và các cơ sở lưu trữ, bao gồm các trạm bơm, cơ sở hạ tầng phát và truyền tải điện, bao gồm nhà máy điện, trạm biến áp, máy biến áp và hệ thống phân phối, nhà máy điện hạt nhân, đập thủy điện".

Theo TASS, đây là một nội dung trong tuyên bố được công bố sau các cuộc tham vấn của chuyên gia Liên bang Nga và Mỹ tại Riyadh, đã được đăng tải trên trang web của Điện Kremlin.

Tuyên bố nêu rõ: “Theo thỏa thuận giữa tổng thống Nga và tổng thống Mỹ, cả hai bên cam kết thực hiện sáng kiến Biển Đen. Sáng kiến này bao gồm việc đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Đen, kiềm chế việc sử dụng vũ lực và cấm sử dụng tàu thương mại cho mục đích quân sự, đồng thời thiết lập các biện pháp kiểm soát phù hợp thông qua việc kiểm tra các tàu này”.

Xem video Bộ Ngoại giao Liên bang Nga công bố ghi lại cảnh đoàn đàm phán của nước này rời khỏi cuộc họp ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia

Các cuộc tham vấn Nga-Mỹ đã diễn ra tại Riyadh vào ngày 24/3, kéo dài hơn 12 giờ. Theo Trợ lý Tổng thống Liên bang Nga Yury Ushakov, các nhà đàm phán đã tập trung vào việc khôi phục sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.

Sáng kiến Biển Đen, còn được gọi là thỏa thuận ngũ cốc, nhằm giúp vận chuyển ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen và bình thường hóa việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Liên bang Nga ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, trái với các thỏa thuận, phương Tây đã xuất khẩu phần lớn ngũ cốc của Ukraine sang các nước của mình, trong khi mục tiêu chính – cung cấp ngũ cốc cho các quốc gia cần thiết – lại không được thực hiện. Đồng thời, các cam kết đối với Liên bang Nga cũng không được thực thi. Moskva đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 7/2023.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw