Điểm cộng mới của phim truyền hình

Sau một thời gian tập trung khai thác các tình tiết tạo drama, thị phi thái quá, phim truyền hình đang có những thay đổi lớn về nội dung. Ở đó, dù vẫn là đề tài quen thuộc như gia đình, hình sự… nhưng yếu tố giải trí, hài hước, những câu chuyện nhân văn gần gũi với đời sống đã được hướng tới.

Cảnh trong phim “Sao Hỏa bắn tim Sao Kim”.
Cảnh trong phim “Sao Hỏa bắn tim Sao Kim”.

Không cần drama vẫn hấp dẫn

Việc khai thác các đề tài về gia đình, hình sự… từ lâu đã được xem là “mỏ vàng” cho phim truyền hình của Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu của khán giả, thời gian qua phim truyền hình Việt Nam đang ghi nhận những thay đổi lớn về nội dung, hướng nhiều đến tính giải trí, hài hước.

Mới đây, bộ phim “Độc đạo” ngay sau khi lên sóng đã nhận được những phản hồi tích cực từ khán giả bởi mang nó tới cho người xem những phút giây hồi hộp, căng thẳng đan xen cảm xúc trong câu chuyện chống tội phạm ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.

Vẫn khai thác đề tài về cảnh sát hình sự nhưng nội dung phim mang đến góc nhìn trẻ trung do cách làm phim hiện đại của những người trẻ - 2 đạo diễn Phạm Gia Phương và Trần Trọng Khôi. Đây cũng là bộ đôi trong ê kíp sáng tạo của “Biệt dược đen” - bộ phim cùng chủ đề hình sự, hấp dẫn khán giả nhờ nội dung câu chuyện có nhiều tình tiết lắt léo, khó đoán.

Hay như bộ phim “Vui lên nào anh em ơi” khai thác đề tài về khởi nghiệp của những người trẻ, nhưng qua cách kể chuyện dí dỏm với câu chuyện nhẹ nhàng, tươi sáng, không nặng nề bi lụy, tình tay ba tay tư… đã mang lại cho khán giả những giây phút giải trí qua từng tập phát sóng.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bộ phim “Sao Kim bắn tim Sao Hỏa” dù vẫn khai thác những câu chuyện về đề tài gia đình khi các nhân vật phải vật lộn đấu tranh trong việc mưu sinh và đối phó với những mâu thuẫn nảy sinh từ chính bên trong gia đình… nhưng bộ phim đã được làm mới hoàn toàn. Ở đó, những câu chuyện được xây dựng gần gũi với cuộc sống thực tế, nơi khán giả có thể nhận ra chính mình hoặc hình ảnh gia đình mình đâu đó trong phim.

Tuy nhiên, dù tránh drama, cố gắng mang đến những góc nhìn đa chiều về gia đình, đời sống xã hội nhưng vẫn có những bộ phim không tránh khỏi những hạt sạn. Thậm chí một số phim còn gây bức xúc bởi tình tiết “quá lố”. Trên một số diễn đàn, hội nhóm, nhiều khán giả còn “dọa” bỏ xem phim.

Đơn cử như bộ phim “Đi giữa trời rực rỡ” đang phát sóng đã có những tranh cãi về trang phục của các nhân vật trong phim. Một số ý kiến khán giả cho là có nhiều hình ảnh trong phim khác với thực tế cuộc sống bên ngoài của người dân tộc Dao đỏ. Trước đó, “Trạm cứu hộ trái tim” cũng làm cho khán giả bất bình khi quá lạm dụng các tình tiết ngoại tình, tiểu tam… bên cạnh hàng loạt tình tiết vô lý, lộ lỗ hổng kiến thức y khoa.

Hay như bộ phim “Mình yêu nhau, bình yên thôi” cũng bị khán giả “mổ xẻ” khi nữ chính được xây dựng quá cực đoan, nhiều tình tiết bị đánh giá nhạt nhẽo, dàn trải và đặc biệt mối quan hệ giữa “mẹ chồng nàng dâu” bị cho là khiên cưỡng, không hợp lý.

Cảnh trong phim “Vui lên nào anh em ơi”.
Cảnh trong phim “Vui lên nào anh em ơi”.

Đặt khán giả ở vị trí trung tâm

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của phim truyền hình trong thời gian qua, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam chia sẻ, gần như các phim truyền hình phía Nam đều lấy đề tài drama, đánh ghen và mâu thuẫn gia đình. Trong khi đó, phim truyền hình phía Bắc đã thoát khỏi khuôn mẫu đó, mạnh dạn khai thác những đề tài mới và đã thành công bước đầu; cuốn hút người xem bằng những câu chuyện rất… đời.

Vẫn biết, thành công của một bộ phim chính là nhờ kịch bản hấp dẫn với những tình tiết giật gân, bất ngờ, lắt léo hay những cái kết không thể đoán được... Tuy nhiên, những yếu tố này cũng chỉ nên khai thác ở mức vừa phải, đặc biệt là phải được xây dựng sát với đời sống thực tế, để khán giả thấy chân thực, gần gũi, tạo ra sự cuốn hút một cách tự khiên.

Nói cụ thể hơn là những drama dông dài, thị phi thái quá dường như không còn phù hợp. Người xem cần nhiều hơn những tác phẩm thực sự giải trí, những bộ phim dung dị, gần gũi đời sống, cùng sự đầu tư về bối cảnh, dàn diễn viên... Điển hình như: “Gara hạnh phúc”, “11 tháng 5 ngày”, “Chúng ta của 8 năm sau” (phần 1). Mặc dù chưa thực sự xuất sắc nhưng đó cũng là những bộ phim dễ xem, có tính giải trí, nhẹ nhàng chạm vào trái tim khán giả, là món ăn tinh thần nhiều người chờ đợi mỗi buổi tối.

Từ những thành công đó, nhiều bộ phim được kỳ vọng là không chỉ chinh phục được khán giả trong nước, mà sẽ từng bước chinh phục khán giả nước ngoài thông qua nền tảng Netflix xuyên quốc gia vốn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đó không phải là câu chuyện dễ dàng.

Đơn cử như, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) luôn có các sản phẩm dẫn đầu về lượt người xem nhưng cũng phải liên tục “làm mới” trong cách tiếp cận khán giả. Theo chia sẻ của đại diện VFC, cùng với thế hệ diễn viên “vàng” như Mạnh Trường, Hồng Diễm, Việt Anh, Thu Quỳnh… VFC liên tục đưa nhiều gương mặt mới với cách diễn xuất tự nhiên để chiều được lòng khán giả.

Bên cạnh câu chuyện phải liên tục làm mới để thu hút khán giả, thì sự chênh lệch của các đơn vị truyền hình cũng đang có nhiều khoảng cách. Theo NSƯT Đỗ Thanh Hải - Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), hiện nay chỉ có duy nhất VTV có đủ năng lực để đáp ứng con số 30% so với tổng thời lượng phát sóng phim của mỗi đài truyền hình, còn một số nơi như Đài Truyền hình Vĩnh Long, Đài Truyền hình TPHCM hiện nay không có cơ sở sản xuất phim Việt Nam.

Dẫn chứng từ thực tế các bộ phim truyền hình được sản xuất tại khu vực miền Nam trong thời gian qua, đạo diễn, nhà sản xuất Nhâm Minh Hiền bày tỏ, có nhiều kịch bản viết rất hay, bay bổng nhưng khi bắt tay vào khai thác thực tế thì kinh phí không cho phép chọn bối cảnh như kịch bản.

Theo đạo diễn Đinh Thái Thụy, khi mỗi bộ phim lên sóng, sự tranh luận từ khán giả là điều tốt, tạo hiệu ứng cho phim. Nếu một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng, có đề tài mới lạ hấp dẫn, dàn diễn viên diễn xuất xuất sắc… thì sự tranh cãi càng mang lại hiệu ứng tích cực. Còn những tình tiết, diễn biến được cố tình cài cắm mang tính chiêu trò thì sẽ như “con dao 2 lưỡi” vì khán giả hiện nay rất tinh, họ chỉ cần thấy đó là chiêu trò cố tình tạo ra để gây sự chú ý cho bộ phim thì họ sẽ lập tức tẩy chay.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

"Đốt đuốc đi tìm"...

"Đốt đuốc đi tìm"...

Nhiều người lấy làm ngạc nhiên vì trong lúc thế giới điện ảnh vô cùng sôi động thì lại thiếu vắng những người làm phê bình điện ảnh một cách đúng nghĩa. Cùng đó cũng lại ngạc nhiên khi mà trên mạng xã hội người ta bàn tán dữ dội một bộ phim nào đó, nhưng không thấy “nhà phê bình điện ảnh” ở đâu.

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Trong những năm gần đây, công chúng Việt Nam thường xuyên chứng kiến tên tuổi của một số nhà thiết kế đồ họa Việt Nam xuất hiện trong các bộ phim “bom tấn” nước ngoài. Cùng với đó, những sản phẩm văn hóa trong nước sử dụng đồ họa cũng ngày càng phổ biến và mức độ hiện đại rất cao. Tuy nhiên để bắt kịp trình độ phát triển của đồ họa thế giới, chúng ta cần có chiến lược phát triển thông qua 3 trụ cột: Sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Để sân khấu thành nhu cầu của khán giả

Để sân khấu thành nhu cầu của khán giả

Những năm qua, hoạt động sân khấu nước ta gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để tạo dựng được lượng khán giả bền vững đang là vấn đề cấp thiết khiến nhiều người yêu sân khấu trăn trở.

fbytzltw