Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan tại Quảng Ninh

Ông Phan Văn Luyện cho biết, từ ngày 13 đến 17/5, đàn lợn của gia đình có biểu hiện ốm, bỏ ăn, mệt mỏi rải rác, da mẩn đỏ, nghi có triệu chứng mắc bệnh dịch tả châu Phi.

Đàn lợn 6 con của gia đình ông Phạm Văn Luyện, thôn Đình 1, xã Liên Vị vừa phải tiêu hủy do bị mắc dịch tả lợn châu Phi.

Sau xã Tiền Phong của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, đến nay dịch đã lan ra thêm ở hộ gia đình khác thuộc xã Liên Vị (thị xã Quảng Yên), việc kiểm soát cũng gặp khó khăn do người dân còn chủ quan.

Hộ chăn nuôi Phạm Văn Luyện, thôn Đình 1, xã Liên Vị vừa phải tiêu hủy đàn lợn 6 con do bị dịch tả lợn châu Phi.

Ông Phan Văn Luyện cho biết, từ ngày 13 đến 17/5, đàn lợn của gia đình có biểu hiện ốm, bỏ ăn, mệt mỏi rải rác, da mẩn đỏ, nghi có triệu chứng mắc bệnh dịch tả châu Phi, ngay sau đó gia đình đã báo cáo chính quyền địa phương để xử lý.

Theo kết quả xét nghiệm được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Quảng Yên phối hợp với Chi cục Thú y vùng II, Hải Phòng cho thấy đàn lợn nhà ông Luyện dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi vào ngày 18/5.

Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp tiêu hủy số lợn mắc bệnh theo quy định. Đồng thời hướng dẫn gia đình ông Luyện các biện pháp tiêu độc, khử trùng, không để dịch lây lan ra diện rộng.

Đáng nói, nguồn gốc giống lợn nuôi được gia đình mua của các hộ chăn nuôi tại tỉnh Lạng Sơn, không có hóa đơn, không có giấy kiểm dịch.

Đến nay, thị xã Quảng Yên đã lập 8 chốt kiểm soát tại các xã Tiền Phong và Liên Vị, khoanh vùng toàn bộ lối ra vào xã, không cho vận chuyển lợn ra vào khu vực có dịch. Đồng thời đặt biển báo tại các lối ra vào thôn có dịch; tại hố tiêu hủy lợn đã rắc vôi, phun tiêu độc, khử trùng tại các hộ chăn nuôi của thôn, xã đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh.

Ủy ban Nhân dân thị xã Quảng Yên yêu cầu chính quyền các địa phương, tổ chốt giám sát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, vận chuyển lợn; tổ chức rắc vôi bột và phun thuốc khử trùng trên các tuyến đường vào các hộ có lợn bệnh; phun khử trùng 2 lần/ngày tại chuồng nuôi lợn để tiêu diệt mầm bệnh.

Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thị xã cho biết, dịch tả lợn châu Phi lây qua nhiều nguồn nên việc kiểm soát khá khó khăn, hơn nữa dịch bệnh này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên người dân dễ sinh tư tưởng chủ quan.

Để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, thị xã đang tập trung chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, tiêu độc, khử trùng nơi có dịch và vùng đệm, kiểm soát việc nguồn thực phẩm từ nơi khác đưa vào thị xã, nhất là các chợ đầu mối để hạn chế thấp nhất dịch lây lan ra các địa bàn khác.

Các xã, phường trong toàn thị xã tăng cường thông tin, tuyên truyền về dịch tả lợn châu Phi để người dân nắm rõ và chủ động có các biện pháp phòng dịch.

Trước đó từ ngày 14/5, trên địa bàn thị xã Quảng Yên đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại hộ gia đình ông Lê Văn Khâm ở thôn 1, xã Tiền Phong với 12 con lợn mắc bệnh (gồm 1 con lợn nái và 11 con lợn con theo mẹ).

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw