Di chứng nặng nề của viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản có thể để lại di chứng thần kinh nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
449201401-979554043963136-8407434908105980691-n-7010-3820.jpg

Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Hồi sức Truyền nhiễm. (Ảnh minh họa)

Tháng 6/2024, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận một bệnh nhân nam 16 tuổi, sinh sống tại Sơn La, vào viện trong tình trạng nhiễm trùng và tổn thương não cấp tính, cụ thể: sốt cao, hôn mê, liệt tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật.

Phim chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy tổn thương viêm vùng đồi thị, hồi hải mã, cuống đại não hai bên, và đa ổ vùng thái dương và đỉnh bên trái. Kết quả huyết thanh chẩn đoán dương tính với virus viêm não Nhật Bản B.

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Thấu, Khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bệnh nhân được hồi sức tích cực và đã qua được giai đoạn cấp tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tự thở, tuy nhiên còn di chứng yếu liệt tứ chi, đặc biệt bên phải, không tự chăm sóc bản thân được.

Virus viêm não Nhật Bản là căn nguyên hàng đầu gây viêm não virus ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Virus lần đầu được phân lập tại vụ dịch viêm não virus tại Nhật Bản năm 1935, từ đó được mang tên ‘virus viêm não Nhật Bản.

Hầu hết trường hợp nhiễm virus viêm não Nhật Bản không có triệu chứng hoặc có sốt, sau đó tự hết. Chỉ dưới 1% phát triển thành thể viêm não, tuy nhiên thường diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao; trong số những trường hợp sống, di chứng thần kinh rất thường gặp.

Virus được lây truyền qua muỗi đốt, ở Việt Nam được xác định là do muỗi Culex. Đây là là loài muỗi thường cư trú ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên còn được gọi là muỗi ruộng đồng.

Thời điểm muỗi sinh sản nhiều vào mùa hè nắng nóng, lúc mưa nhiều (tháng 5, 6, 7 tại miền bắc); muỗi thường bay đi hút máu người và súc vật vào lúc chập tối. Vật chủ chính của virus là động vật, quan trọng nhất là chim (di chuyển từ rừng về đồng bằng trong mùa nhiều hoa quả, mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã, sau đó lây cho lợn nuôi), và lợn (khoảng 80% đàn lợn nuôi trong vùng dịch bị nhiễm virus).

Người là vật chủ ngẫu nhiên và cũng là vật chủ kết thúc của chuỗi lây nhiễm, do trong cơ thể người virus không thể phát triển đủ số lượng để lây nhiễm ngược lại cho muỗi, vì thế không có hiện tượng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người.

Tại Việt Nam, virus lưu hành trong cả nước, nhiều nhất là các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc, có thể gây nhiễm ở tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất là trẻ em dưới 15 tuổi. Các biện pháp dự phòng bệnh do virus viêm não Nhật Bản bao gồm tránh để bị muỗi đốt, đặc biệt là trong khu vực gần chuồng trại nuôi lợn, ruộng lúa, lúc chập tối,… tuy nhiên, vaccine là phương pháp hiệu quả nhất.

Vaccine đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ năm 1977, và đến năm 2014 đã triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau 3 mũi cơ bản (hoàn thành trong khoảng 2 năm), các mũi vaccine nhắc lại cần được tiêm mỗi 3-4 năm, khuyến cáo cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Phụ huynh nên lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để dự phòng viêm não Nhật Bản.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo bệnh sốt mò - nhiều biến chứng nguy hiểm

Cảnh báo bệnh sốt mò - nhiều biến chứng nguy hiểm

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận và điều trị 7 trường hợp nghi ngờ sốt mò. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính khó chẩn đoán, bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian là ấu trùng mò, hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh.

Italy lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Italy lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, các chuyên gia y tế Italy lo ngại một làn sóng dịch COVID-19 bùng phát trong mùa hè này khi một nhóm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được gọi là FLIRT, trong đó có các biến thể KP.3 và LB.1, đang có xu hướng tăng mạnh lây nhiễm tại nước này.

Chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy

Nhân ngày Toàn dân phòng, chống ma túy (26/6): Chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy

Ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của mỗi người dân và cộng đồng, xã hội. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, công tác phòng, chống ma túy đã và đang được tiến hành đồng bộ từ tỉnh tới cơ sở, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia.

Tọa đàm truyền thông kỹ năng mềm phòng, chống ma túy

Tọa đàm truyền thông kỹ năng mềm phòng, chống ma túy

Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy (26/6), ngày 23/6, Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tọa đàm truyền thông kỹ năng mềm phòng, chống ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2.

Cách nhận biết nấm độc và nấm ăn được

Cách nhận biết nấm độc và nấm ăn được

Hiện đang là mùa mưa, các loại nấm phát triển mạnh nên nhiều người dân ở các vùng núi thường hái về nấu ăn. Tuy nhiên, nhiều loại nấm có độc tố khi ăn phải có thể gây chết người. Do đó, cần phân biệt nấm độc và nấm an toàn.

Phát huy vai trò điều trị nội trú

Phòng khám Đa khoa khu vực: Phát huy vai trò điều trị nội trú

Tại khoản 2, Điều 144 về Quy định chuyển tiếp đối với giấy phép hoạt động thuộc Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh nêu rõ: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa khu vực đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện điều trị nội trú và phải duy trì tổ chức trực khoa chuyên môn 24/24 giờ. 

Gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Tỷ lệ người trẻ từ 45 tuổi trở xuống đột quỵ có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 15% trên tổng số ca mà Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận.

Cộng đồng chung tay phòng, chống sốt xuất huyết

Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6): Cộng đồng chung tay phòng, chống sốt xuất huyết

Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6) hằng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng trong công tác dự phòng. Những hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày này đã và đang tạo nên hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng để chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

fb yt zl tw