Đề xuất siết chặt điều kiện mở cơ sở đào tạo lái xe

Cục Đường bộ vừa trình Bộ GTVT dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 65/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong đó, có một số nội dung nới lỏng tiêu chuẩn với giáo viên dạy lái xe, đồng thời siết chặt hơn điều kiện mở cơ sở đào tạo lái xe.

Chi tiết các nội dung này như thế nào, ý kiến chuyên gia ra sao? Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, chuyên gia lĩnh vực vận tải đường bộ.

Đề xuất siết chặt điều kiện mở cơ sở đào tạo lái xe ảnh 1

Dự thảo Nghị định mới được Cục Đường bộ đề xuất sẽ siết điều kiện mở cơ sở đào tạo lái xe.

PV: Thưa ông, trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2016, Cục Đường bộ đề xuất siết việc thành lập các cơ sở đào tạo lái xe, theo hướng quy định việc đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo lái ô tô và trung tâm sát hạch phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và phù hợp với mật độ dân cư trên địa bàn. Lý do là bởi tình trạng xây dựng tràn lan các cơ sở, trung tâm sát hạch lái xe theo diện xã hội hóa, gây mất cân đối trong địa điểm xây dựng, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong hoạt động. Vậy quan điểm của ông như thế nào về đề xuất này?

Ông Bùi Danh Liên: Về vấn đề đào tạo lái xe, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi cho rằng, các cơ quan nhà nước đang mong muốn tăng cường quản lý để chất lượng lái xe tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của ngày càng nhiều phương tiện trong xã hội hiện nay. Nếu các đề xuất xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của xã hội thì chúng tôi hoan nghênh.

Chỉ có điều, chúng ta cần nhìn lại những ưu điểm và khuyết điểm trong lĩnh vực đào tạo lái xe thời gian qua. Chúng ta cần thừa nhận ngành GTVT đã có nhiều cố gắng, chủ trương xã hội hóa đào tạo lái xe cũng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Không vì một vài thiếu sót nào đó mà chúng ta bác bỏ sự cố gắng của lực lượng đào tạo, sát hạch lái xe trên cả nước. Chúng ta cần ngồi lại, phát huy những mặt tốt, bổ sung, sửa đổi những mặt hạn chế cho phù hợp. Các doanh nghiệp cũng đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc, cơ sở vật chất. Nếu bây giờ sửa đổi một cách không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại rất lớn hiện nay của người dân.

Tôi lấy ví dụ, hiện nay chúng ta mới nghiêng về đào tạo lái xe ô tô. Giờ chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo lái xe nhỏ hơn như xe máy, mô tô, xe điện. Chúng ta cần bổ sung vào các quy định cụ thể. Vừa rồi, một trung tâm gần chỗ tôi đã tổ chức được một nơi học lái xe máy tập trung trên Từ Sơn dành cho nhiều đơn vị, nó chất lượng hơn nhiều so với một số nơi chỉ có học lý thuyết qua loa rồi đi có vài vòng là đã có bằng, chất lượng chả ra gì.

PV: Trong Dự thảo mới cũng đã nới lỏng điều kiện cho giáo viên dạy lái xe để khắc phục tình trạng khó khăn trong nguồn cung giáo viên. Nếu được thông qua, giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp THPT, có 50.000 km lái xe an toàn trở lên; có chứng chỉ sư phạm dạy nghề trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1, hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên… Theo ông, hướng giản tiện thủ tục, tiêu chuẩn này có phù hợp?

Ông Bùi Danh Liên: Tôi rất hoan nghênh về việc đổi mới này. Nó phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu phương tiện, lái xe ngày càng tăng hiện nay.

PV: Xin cảm ơn ông.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà vui vẻ của người cao tuổi

Ngôi nhà vui vẻ của người cao tuổi

Mô hình "Dưỡng lão tự nguyện" tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2019. Cũng từ đó, đây trở thành "ngôi nhà vui vẻ" đầy ắp tình yêu thương và tiếng cười cho người cao tuổi .

Xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, dạy nghề cho người cao tuổi

Xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, dạy nghề cho người cao tuổi

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Dự báo đến năm 2038, nhóm người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, khoảng 70% số người cao tuổi Việt Nam sống ở nông thôn và cuộc sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tuổi già có lương hưu

Tuổi già có lương hưu

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc. Đây được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.

Trung thu yêu thương dành cho bệnh nhi

Trung thu yêu thương dành cho bệnh nhi

Dịp tết Trung thu, nhiều em nhỏ không được đoàn viên cùng gia đình, thầy cô, bởi phải điều trị trong bệnh viện, nhưng các em vẫn cảm nhận được niềm vui, tình yêu thương của cán bộ y tế và sự quan tâm của cộng đồng.

“Đêm hội trăng rằm” tại xã Cốc Mỳ

“Đêm hội trăng rằm” tại xã Cốc Mỳ

Tối 28/9, Tỉnh đoàn Lào Cai phối hợp với UBND xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho hơn 400 học sinh của Trường Mầm non và Trường Tiểu học và THCS xã Cốc Mỳ.

Chung tay giúp người nghèo an cư

Chung tay giúp người nghèo an cư

Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện Bắc Hà có 35 nhà Đại đoàn kết được xây dựng, đồng nghĩa có thêm 35 gia đình có hoàn cảnh khó khăn không phải sống trong những căn nhà tạm. Ước mơ về căn nhà vững chãi thành hiện thực giúp cuộc sống của những người nghèo khó bớt nhọc nhằn hơn.

fb yt zl tw