Đề xuất mới nhất về tiền lương, chế độ nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tinh gọn bộ máy, đồng thời đề nghị chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tối đa 30% mức của trung ương.

Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tinh gọn bộ máy, đồng thời đề nghị chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tối đa 30% mức của trung ương.

Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Dự thảo đang được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền.

Bộ Nội vụ cho biết, trong quá trình triển khai nghị định 178, nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương có kiến nghị, đề xuất liên quan đến phạm vi và đối tượng áp dụng. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã trình Đảng ủy Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng. Bộ Chính trị đã đồng ý điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng.

Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tinh gọn bộ máy.
Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tinh gọn bộ máy.

Trên cơ sở đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung đối tượng áp dụng, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước ngày 15/1/2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp, tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Mở rộng đối tượng là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập.

Dự thảo cũng sửa đổi bổ sung cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại nghị định 177 của Chính phủ; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi…

Bổ sung nguồn kinh phí

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung nguồn kinh phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại nghị định này cho viên chức: Nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

Với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương và địa phương trực tiếp sắp xếp tổ chức bộ máy: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

Đối với các tổ chức hành chính được thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập đến hết ngày 31/12/2024: Nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

Ngoài ra, để đảm bảo tương quan về chính sách, chế độ giữa trung ương và địa phương, cũng như giữa các địa phương, Bộ Nội vụ đề nghị quy định chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tối đa là 30% mức trợ cấp do Chính phủ quy định.

Về xác định tiền lương hiện hưởng để tính chính sách, chế độ, Bộ Nội vụ cho rằng, cần bổ sung “hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương” vào tiền lương tháng hiện hưởng tính chính sách. Bộ Nội vụ nhận định đây là chế độ cần thiết, để đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động khi nghỉ việc.

Theo tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Hôm nay (1/7), chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành, bên cạnh việc triển khai các công việc của chính quyền mới, tỉnh Lào Cai ưu tiên, bố trí cán bộ chuyên môn đủ năng lực để phục vụ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính, không để gián đoạn trong ngày đầu vận hành.

Tuyên truyền, đối thoại chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tuyên truyền, đối thoại chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Sáng 1/7, tại Hội trường Công ty Cổ phần An Tiến Industries, Khu công nghiệp phía Nam, phường Văn Phú, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XVII phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghiệp tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7).

Các thủy điện trên lưu vực sông Chảy thông báo xả lũ

Các thủy điện trên lưu vực sông Chảy thông báo xả lũ

Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua, nước từ thượng nguồn liên tục đổ về khiến mực nước các hồ thủy điện dâng cao. Để đảm bảo vận hành an toàn nhà máy và an toàn vùng hạ du, các thủy điện trên lưu vực sông Chảy đã thông báo xả lũ hồ chứa.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động nhân dân không tàng trữ trái phép chất ma túy.

Giữ bình yên bản làng

Giữa rừng xanh đại ngàn, cuộc chiến phòng, chống ma túy ở Yên Bái vẫn âm thầm diễn ra không khói lửa, không súng đạn nhưng đầy cam go và quyết liệt. Cuộc chiến ấy không chỉ để đẩy lùi tội phạm mà hơn hết là giữ gìn sự bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.
Thành viên Câu lạc bộ Hát dân ca, quan họ, hát chèo phường Nam Cường trình bày tiết mục hát quan họ tại không gian văn hóa hồ Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Lan tỏa phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện sâu rộng phong trào với trọng tâm là xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Đồng thời, BCĐ đã cụ thể hóa các nội dung: đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa…
Hàng năm cứ vào ngày 2/9, tất cả các nhà trường ở thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các đoàn dâng hương và báo công với Bác.

“Địa chỉ đỏ” giữa miền Tây Yên Bái

Giữa lòng thị xã Nghĩa Lộ - nơi lưu giữ hồn cốt văn hóa dân tộc Thái và vang vọng điệu xòe Tây Bắc ngàn đời có một không gian trầm mặc mà thiêng liêng, được gìn giữ bằng tất cả lòng thành kính: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “địa chỉ đỏ” thấm đẫm tình cảm cách mạng, nơi mỗi bước chân đều in dấu lòng biết ơn sâu nặng của đồng bào miền Tây với Bác Hồ kính yêu.
fb yt zl tw