Đề xuất hỗ trợ tiền đóng khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Theo dự thảo Nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, người lao động tham gia chính sách này được đề xuất hỗ trợ tiền đóng trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng từ Nhà nước. Mức hỗ trợ cao nhất có thể lên tới 30% với người thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động thế nào?

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến với dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm xã hội tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện). Thời hạn góp ý cho văn bản này đến hết ngày 22/7/2023.

tang-qua-lao-dong-bi-tai-nan-lao-dong-3661.jpg
Liên đoàn Lao động Hà Nội tặng quà công nhân bị tai nạn lao động.

Một trong những nội dung đáng quan tâm của dự thảo Nghị định là Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Quỹ này thuộc Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, được thực hiện theo quy định tại các điều: 84, 90, 91 và 92 của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định này.

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động được tính căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.

Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, sử dụng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện tập trung vào 4 nội dung chính.

Một là, Quỹ được sử dụng chi trả các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Hai là, chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thực hiện theo nội dung chi phí quản lý quy định tại Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội.

Ba là, chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng.

Bốn là, đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hằng tháng bằng 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.

Nguồn hình thành Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ người lao động tham gia đóng, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ theo quy định tại Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo 1 trong 4 phương thức đóng. Đó là: hằng tháng, 3 tháng/6 tháng/12 tháng một lần.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hằng tháng bằng 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần mà trong thời gian đó, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng IV mới mới thì việc đóng bổ sung hoặc hoàn trả số tiền đã đóng được thực hiện như sau:

Nếu mức lương tối thiểu vùng IV mới công bố cao hơn mức đóng cũ, người lao động không phải đóng bổ sung mức chênh lệch số tiền đã đóng.

Nếu mức lương tối thiểu vùng IV mới thấp hơn mức tiền đã đóng, số tiền chênh lệch được tính để giảm cho kỳ đóng tiếp theo, hoặc hoàn trả lại vào cuối kỳ nếu người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hoặc ngừng tham gia theo các trường hợp quy định.

Đề xuất Nhà nước hỗ trợ tiền đóng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Dự thảo Nghị định này cũng đề xuất, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng.

Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;

Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; hộ nghèo đa chiều thiếu hụt về tiêu chí bảo hiểm y tế;

Bằng 10% đối với đối tượng người lao động khác.

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tính đến cuối năm 2022, theo báo cáo của Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn kết dư khoảng 60 nghìn tỷ đồng.

Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào Quỹ Bảo hiểm xã hội 6 tháng một lần.

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.

Dự thảo Nghị định cũng đề cập tới các quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được đề xuất hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng.

Nguồn: Cục An toàn lao động.

Cùng với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và nghề nghiệp là những trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội. Chính sách này nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, mất thu nhập do mất sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc.

Tính đến cuối năm 2022, Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn kết dư khoảng 60 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.

Còn với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2022, cơ quan này đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng và một lần cho gần 8.200 người. Tổng kinh phí chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là hơn 1,4 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Trong 3 tháng đầu năm 2023, con số này đạt 269 triệu đồng.

Theo Báo Nhân Dânnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nơi gửi trao niềm tin và hy vọng

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Nơi gửi trao niềm tin và hy vọng

Với phương châm “1 đồng đến, 1 đồng đi”, phong trào vận động xây dựng nhà Chữ thập đỏ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai đã mang đến cơ hội cho hàng trăm người nghèo, người dễ bị tổn thương được sống trong ngôi nhà mới khang trang; được hỗ trợ sinh kế để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Những năm qua, các trường học trên địa bàn biên giới đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Chiều 21/11, tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 (Quân khu 2), Huyện ủy Bảo Yên phối hợp với Đảng ủy Trung đoàn 98 tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

fbytzltw