Để tín ngưỡng "vay vốn", "lễ tạ" đền Bà Chúa Kho không bị biến tướng

Đầu năm “vay vốn”, cuối năm “lễ tạ” là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh đã có từ lâu đời, diễn ra hằng năm tại đền Bà Chúa Kho, thuộc khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Dân gian quan niệm rằng, đầu năm đến đền Bà Chúa Kho vay vốn sẽ giúp công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, may mắn, đến cuối năm quay lại lễ tạ để thể hiện lòng biết ơn và mong tiếp tục được phù hộ.

Mỗi dịp đầu năm mới, đền Bà Chúa Kho lại đón hàng vạn du khách thập phương đến dâng lễ, cầu tài lộc và thực hiện nghi thức “vay vốn” giúp công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt. Theo ghi nhận của phóng viên, một mâm cỗ dâng lễ được bày bán trước cửa đền có giá dao động từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tùy vào nhu cầu của người mua lễ.

Nhiều du khách, đặc biệt là những người lần đầu đến đền, dễ bị lôi kéo sử dụng các dịch vụ này với mong muốn lễ cúng của mình được "linh nghiệm" hơn. Thậm chí, nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng sắm sửa mâm lễ xa hoa với quan niệm rằng lễ càng lớn thì càng “vay” được nhiều lộc từ Bà Chúa Kho, đốt lượng lớn vàng mã gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.

Những ngày đầu năm, đền Bà Chúa Kho đón hàng nghìn lượt khách đến dâng lễ.

Những ngày đầu năm, đền Bà Chúa Kho đón hàng nghìn lượt khách đến dâng lễ.

Chị Nguyễn Minh Thi, chủ cửa hàng quần áo Minh Minh tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, chia sẻ: “Gần như năm nào tôi cũng về đây để xin lộc và mong Bà phù hộ cho việc làm ăn phát đạt. Tôi cũng hay mua những mâm lễ sẵn bày bán trước cổng đền để làm lễ dâng lên xin lộc. Tuy nhiên, tôi cho rằng không quan trọng là mình lễ bao nhiêu, quan trọng là mình thành tâm, chịu khó, làm ăn chân chính thì Bà sẽ phù hộ”.

Ông Nguyễn Văn Trang, Trưởng ban Quản lý di tích đền Bà Chúa Kho cho biết: "Để hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tránh gây lãng phí, Ban Quản lý đền thường xuyên phát loa, tuyên truyền du khách hạn chế hóa vàng. Thay vì đốt toàn bộ lễ vật, người dân được khuyến khích mang một phần lễ về thờ cúng tại gia, phần còn lại cung tiến vào đền để Ban Quản lý ban phát cho khách có nhu cầu xin "lộc rơi, lộc vãi" trong năm. Việc làm này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giữ gìn sự trang nghiêm của di tích".

Các năm trước, tại đền đã xảy ra nhiều tình trạng "khấn thuê, lễ mướn", thậm chí lợi dụng để lấy tiền công với giá cao, gây bức xúc cho người dân đến khu di tích. Ông Lê Văn Thư, Phó chủ tịch UBND phường Vũ Ninh, Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho cho biết: "Để giảm thiểu tình trạng này, UBND phường chỉ đạo Ban Quản lý đền tăng cường triển khai các biện pháp phát loa tuyên truyền, đặt biển nhắc nhở người dân không thuê người khấn hộ, tránh bị lôi kéo vào những dịch vụ không cần thiết".

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc lối đi từ bãi gửi xe vào đền là hàng loạt quán kinh doanh dịch vụ “khấn thuê, lễ mướn”, thậm chí trong khuôn viên đền vẫn xảy ra tình trạng có người chèo kéo, mời mọc du khách mua hương lễ, viết sớ cầu lộc. Điều này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu và ý thức của người dân. Pháp luật không cấm hoạt động thuê người sắp lễ, khấn hộ, tuy nhiên, người dân phải nâng cao cảnh giác, tránh để kẻ xấu lợi dụng độn thêm chi phí, dịch vụ, gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường.

Tục lệ “vay vốn”, “lễ tạ” đã ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng của nhiều người, khiến lượng khách đổ về đền đông nhất từ tháng 12 âm lịch đến hết rằm tháng Giêng. Ngày 12 tháng Giêng, thời điểm diễn ra lễ hội chính của đền, là khoảng thời gian cao điểm, trung bình hơn 7.000 du khách đổ về.

Trước tình trạng khách hành hương ngày càng đông, Ban Quản lý di tích và Ban tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho đã triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm an ninh, trật tự, trong đó, hệ thống giám sát an ninh được tăng cường với gần 70 camera an ninh được lắp đặt tại mỗi cung ban trong đền.

Ngoài ra, Ban Quản lý di tích cũng phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương như cảnh sát giao thông và bảo vệ của dân phố tham gia túc trực tại nhiều điểm trong và ngoài đền để tránh xảy ra tình trạng móc túi, chen lấn, xô đẩy, đồng thời bảo đảm việc phân luồng, điều tiết giao thông ngay từ cổng vào, tránh tình trạng ùn tắc. Ông Nguyễn Văn Trang cho biết: “Năm nay, đền đã tăng cường các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, nhờ đó, từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh nào liên quan đến mất cắp hay mất trật tự trong khuôn viên di tích”.

Theo báo QĐND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh

Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.

Trao yêu thương, nhân hạnh phúc

Trao yêu thương, nhân hạnh phúc

Ra mắt tháng 4/2024, Câu lạc bộ “Trao yêu thương, nhân hạnh phúc” là mô hình điểm cấp tỉnh, thành lập theo nguyện vọng của hội viên phụ nữ địa phương, trực thuộc Hội Phụ nữ xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng). 

Ngày trời nắng, vùng thấp có nơi nắng nóng

DỰ BÁO THỜI TIẾT ĐÊM NAY VÀ NGÀY MAI (18/4): Ngày trời nắng, vùng thấp có nơi nắng nóng

Đêm nay và ngày mai (17/4), do chịu ảnh hưởng lưỡi áp cao suy yếu, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25 - 28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây có xu hướng mở rộng về phía Đông, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, đêm không mưa, ngày trời nắng, vùng thấp có nơi nắng nóng; gió Tây Nam cấp 2. Đêm về sáng trời se lạnh, vùng cao và núi cao trời rét.

Đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc sởi giảm như: Nghệ An, thành phố Huế, Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp; trong khi một số nơi như: Gia Lai, Lai Châu, Lào Cai lại có số mắc tăng. Đáng lo ngại, đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi.

Tuổi trẻ tự hào, tri ân và viết tiếp truyền thống

Tuổi trẻ tự hào, tri ân và viết tiếp truyền thống

Mỗi câu chuyện, mỗi dòng ký ức của các nhân chứng lịch sử, các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân tại chương trình gặp mặt, giao lưu “50 năm toàn thắng về ta” đã truyền cảm hứng, là mệnh lệnh nhắc nhở thế hệ hôm nay phải không ngừng ra sức học tập, rèn luyện và cống hiến, xứng đáng với sự hy sinh và thành quả cách mạng của thế hệ cha anh.

fb yt zl tw