Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Tại một số địa phương đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam. Nếu không được can thiệp kịp thời, Việt Nam sẽ tiến rất nhanh đến thời kỳ dân số già.

Còn nhiều khó khăn

Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh: Chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững” được lựa chọn để hưởng ứng Ngày Dân số thế giới năm 2024; nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục quan tâm và đầu tư cho công tác dân số của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển đất nước nhanh và bền vững”.

Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển bền vững.
Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển bền vững.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, trong 30 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách về thực trạng kinh tế - xã hội giữa các vùng cũng như các nhóm dân cư. Chỉ số phát triển con người đã được cải thiện đáng kể và đạt mức trung bình so với các nước trên thế giới; rõ nhất là tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em giảm mạnh. Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm 6 lần trong 30 năm qua (từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn khoảng 40/100.000 trẻ đẻ sống những năm gần đây); tuổi thọ trung bình của người dân tăng nhanh, từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 74,5 tuổi năm 2023, cao hơn nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong việc bảo đảm tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được triển khai và từng bước mở rộng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từng bước được củng cố và phát triển.

Tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được Việt Nam khống chế thành công, tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm từ 1,7% giai đoạn 1989-1999 xuống 1,14% giai đoạn 2009-2019. Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tổng tỷ suất sinh (TFR) được duy trì ở mức 2,0 - 2,1 con/phụ nữ trong suốt thời gian qua.

Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực theo hướng dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, từ 56,1% năm 1989 lên 67,5% năm 2023. Việt Nam bước vào thời kỳ “dân số vàng” từ 2007 với lực lượng lao động trẻ, dồi dào và cần được tiếp tục đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm, nâng cao năng suất lao động, hướng tới phát triển bền vững…

Những thành tựu mà công tác dân số đạt được đã tác động to lớn và tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nâng cao bình đẳng giới, tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; cải thiện chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của từng người dân, từng gia đình, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho rằng: "Công tác dân số hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đáng lo ngại là Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp. Từ năm 2020 đến nay, đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp tại các tỉnh, thành phố phía Nam, làm mức sinh của toàn quốc năm 2023 giảm xuống còn 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Trong khi đó, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn chậm khắc phục, nhất là vùng Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc".

Đặc biệt, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang rất nhanh. Từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2038 (chỉ còn 15 năm nữa), Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, tức là cứ 5 người dân thì có 1 người trên 60 tuổi.

Bên cạnh đó, hiện tỷ lệ nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) có xu hướng tăng lên; tình trạng mang thai ở người chưa thành niên còn cao…

Cảnh giác khi mức sinh xuống thấp

Ông Lê Thanh Dũng cảnh báo: Các nghiên cứu, điều tra trong nước cho thấy, tuổi kết hôn ở Việt Nam đang tăng, và lại giảm tỷ lệ kết hôn. Điều này cho thấy xu hướng kết hôn muộn, không muốn kết hôn, không muốn sinh con, sinh muộn, sinh ít, sinh thưa ngày càng cao và có xu hướng lan rộng.

Ước tính tốc độ tăng dân số của Việt Nam đang giảm. Theo dự báo dân số Việt Nam 2019 - 2069 của Tổng cục Thống kê, mức sinh có xu hướng giảm nhẹ, nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây (tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%) và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

“Nếu mức sinh giảm mạnh như phương án thấp, thì sau năm 2054, dân số Việt Nam sẽ bắt đầu tăng trưởng âm và mức giảm dân số ngày càng lớn. Nếu mức sinh tiếp tục giảm, số người được sinh ra ngày càng ít đi, thì trong tương lai, lực lượng dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm, trong khi tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhanh, dẫn đến tỷ trọng dân số già sẽ chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dân số và Việt Nam sẽ có cơ cấu dân số già”, ông Lê Thanh Dũng cho biết.

Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng can thiệp ngay khi có dấu hiệu xu hướng mức sinh giảm ở phạm vi rộng để tránh việc mức sinh xuống thấp.

“Với những khó khăn, thách thức như hiện nay, chúng tôi rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương cho công tác dân số. Ngành dân số cũng đề xuất với các tổ chức của Liên Hợp quốc, đối tác phát triển và các phái đoàn ngoại giao quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ về các nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động qua lại của các yếu tố dân số với phát triển kinh tế - xã hội để tham mưu cấp có thẩm quyền trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đặc biệt là các chính sách, kế hoạch liên quan đến già hóa dân số, mức sinh xuống thấp...; hỗ trợ xây dựng dự án Luật Dân số và các văn bản hướng dẫn thi hành; hỗ trợ tiếp cận nguồn cung ứng phương tiện tránh thai với giá ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật cho việc mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ KHHGĐ, để tăng khả năng tiếp cận, đáp ứng nhu cầu tránh thai của mọi người dân, giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn của thanh thiếu niên”, ông Lê Thanh Dũng chia sẻ.

Việt Nam cũng mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật để ứng phó với xu thế mức sinh xuống thấp; cùng với đó là thích ứng với già hóa dân số; đặc biệt là xây dựng đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, phát triển cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đảm bảo thực hiện già hóa tại chỗ với chi phí thấp, diện bao phủ cao phù hợp với người cao tuổi Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, Bộ Y tế đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới và sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác dân số và các yếu tố tác động của dân số đến phát triển bền vững của đất nước, để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đặc biệt là các chính sách liên quan đến già hóa dân số, giảm tỷ suất sinh...

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số; chỉ đạo lồng ghép các yếu tố dân số trong các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các ngành; đầu tư kinh phí, bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra; chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành; phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác dân số trên địa bàn.

Đồng thời, tập trung xây dựng dự án Luật Dân số với mục tiêu chuyển trọng tâm chính sách từ KHHGĐ sang dân số và phát triển, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/2024 và trình Quốc hội vào tháng 10/2025.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw