"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

1.jpg
“Đầu năm mua muối”.

Tết Nguyên đán khởi đầu một Năm mới đối với người Việt rất thiêng liêng, bởi vậy mà có rất nhiều phong tục cũng như sự kiêng kỵ được chú trọng trong những ngày Tết.

Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có một câu thành ngữ, cũng là một tập tục cổ được người dân thực hành trong dịp Tết, vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay, đó là “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.

Hai mặt hàng này về màu sắc đều cùng màu trắng, nhưng về tính chất thì một loại thuộc gia vị, một loại thuộc vật liệu xây dựng, vì sao mà lại được đặt cạnh nhau trong cùng một không gian hành động được khuyến nghị?

Tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” cũng như các phong tục ngày Tết khác đều có sự liên quan đến nhau và cùng chung ý nghĩa mong cầu một Năm mới thật nhiều may mắn, gia đình gắn kết, thuận hòa, cuộc sống no đủ, viên mãn.

Những ẩn ý đằng sau phong tục mua vôi, mua muối này cũng là những triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đầu năm mua muối: May mắn, gắn kết và no đủ

Vào sáng mùng 1 Tết, hầu như không có ai đi ra đường trong buổi sớm mai đầu Năm mới ngoài những người bán muối rong. Các gia đình sẽ mua muối vào thời điểm này để lấy may cho cả năm.

Muối được vun cao có ngọn, tượng trưng cho sự đầy đặn, sung túc.
Muối được vun cao có ngọn, tượng trưng cho sự đầy đặn, sung túc.

Muối được đong vun có ngọn, không gạt ngang, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, đầy đặn. Trong tâm thức dân gian, các tinh thể muối màu trắng trong, mang tính dương, tượng trưng cho sự sạch sẽ và tinh khiết, có thể chống lại xú uế, xua đuổi tà ma, giúp gia chủ gặp hung hóa cát, đón thêm may mắn về nhà vào ngày đầu Năm mới.

Muối còn là biểu trưng cho tình cảm tốt đẹp, được ví với sự mặn nồng thắm thiết trong các mối quan hệ gia đình, tình nghĩa đôi lứa, vợ chồng. Mua muối đầu năm không chỉ để duy trì các mối quan hệ trong gia đình luôn đậm đà gắn kết mà còn rộng hơn thế, mong muốn cho mọi mối quan hệ từ họ hàng, xóm giềng đến các mối quan hệ bạn bè, làm ăn, buôn bán… đều được tốt đẹp, thuận lợi.

Ở góc độ thực tế cuộc sống, muối là gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của tất cả mọi người, không ai có thể sống mà thiếu muối. Bởi vậy, mua muối vào khoảnh khắc đầu năm cũng hàm ý để cả năm dồi dào thực phẩm, cuộc sống sung túc, thịnh vượng.

Song, cho dù mong cầu có nhiều thực phẩm, người xưa vẫn ẩn ý trong việc mua muối là không được lãng phí trong việc ăn uống mà nên tiết kiệm, “ăn dè,” dành dụm tiền để thực hiện hành động của vế sau câu thành ngữ “cuối năm mua vôi” xây nhà cũng như thực hiện các nghi thức kết thúc năm.

Cuối năm mua vôi: Dọn dẹp, trừ tà và xây dựng tương lai

Cuối năm, thời tiết hanh khô thuận lợi cho việc xây cất nhà cửa mà vôi là một trong các vật liệu chính dùng trong việc xây dựng. Nếu không xây mới thì các gia chủ cũng phải dọn nhà, quét lại vôi cho nhà cửa sáng sủa, tươm tất để chuẩn bị đón Tết.

Đó chính là ý nghĩa đầu tiên của phong tục mua vôi cuối năm.

Những lọ vôi được bày bán vào cuối năm.
Những lọ vôi được bày bán vào cuối năm.

Trên thân cây nêu được trang trí các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.

Trong cuốn “Hội hè lễ Tết của người Việt,” học giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng vôi có tác dụng trừ tà, ngăn ma quỷ. Mua vôi bột về rắc xung quanh nhà với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ ra khỏi lãnh thổ của gia đình mình, cũng là xua đuổi những rủi ro, đen đủi của năm cũ.

Vôi còn được dùng để người Việt xưa ăn trầu. Không có vôi, trầu không đỏ, không nồng, miếng trầu vô vị, nên mới có câu ca dao: “Có trầu, có vỏ không vôi/ Có chăn có chiếu không người nằm chung”.

Vôi ăn trầu phải là vôi tôi để lâu, vì thế để có “miếng trầu là đầu câu chuyện” khi tiếp khách đến chúc Tết, gia chủ phải mua vôi để thêm vào ông bình vôi từ trong Tết.

Ông bình vôi được tiếp đầy vôi từ trước Tết.
Ông bình vôi được tiếp đầy vôi từ trước Tết.

Ông bình vôi là bình đựng vôi ăn trầu, được coi là vật thiêng trong nhà, nên gia chủ bảo quản rất cẩn thận, không để cho bình vôi bị thiếu hay hết vôi, sẽ giống như trong nhà bị cạn tài lộc.

Tuy nhiên, cũng có thành ngữ “bạc như vôi”, nên người xưa kiêng thêm vôi cho ông bình vôi vào đầu Năm mới mà bắt buộc phải tiếp cho ông no đủ từ trước Tết.

Theo chỉ dạy của người xưa, người Việt nhiều đời sau vẫn tiếp tục duy trì tập tục mua vôi-mua muối vào hai thời điểm khác nhau trong dịp Tết như một hình thức xua đuổi những điều xấu, đón vận may, nghênh tài lộc, bình an cho Năm mới.

Theo vietnamplus.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Viết cho ngày tình yêu

Viết cho ngày tình yêu

Khi chúng ta yêu, chúng ta có mùa xuân, như đang trở về tuổi thanh xuân. Tình yêu ấy chưa bao giờ cũ đi, chưa bao giờ tàn lụi mà luôn lấp lánh như giọt sương dưới ánh nắng ban mai của mối tình đầu đầy thi vị…

Thơ ca chắp cánh cho khát vọng nhân ái

Thơ ca chắp cánh cho khát vọng nhân ái

Ngày Thơ Việt Nam là sự kiện góp phần tôn vinh những giá trị thi ca của dân tộc, khơi dậy tinh thần sáng tạo, gắn kết và trách nhiệm. Với ý nghĩa ấy, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, năm 2025 đã được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với chủ đề “Tổ quốc bay lên”, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Soobin được đề cử ở hai hạng mục của Giải thưởng Cống hiến

Soobin được đề cử ở hai hạng mục của Giải thưởng Cống hiến

Ngày 13/2, Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả hai hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Ca sĩ có nhiều hoạt động nổi bật năm qua là Soobin có hai đề cử ở Giải thưởng năm nay.

Về Phìn Ngan dự Lễ hội Pút Tồng

Về Phìn Ngan dự Lễ hội Pút Tồng

Tối 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng âm lịch), xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát tưng bừng tổ chức Lễ hội Pút Tồng Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội thu hút đông người dân và du khách thập phương tham gia.

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Những ngày này, các ngôi chùa, ngôi đền trên địa bàn tỉnh đều có rất đông người dân và du khách đến du xuân tham quan, chiêm bái. Đây không chỉ là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ niềm vui trong mùa xuân mới.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ di sản truyền thống đến làng nghề thủ công thế giới

Làng lụa Vạn Phúc: Từ di sản truyền thống đến làng nghề thủ công thế giới

Với thương hiệu lâu đời, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là một trong 2 làng nghề đầu tiên của thành phố Hà Nội gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Lụa Vạn Phúc lâu nay vẫn là niềm tự hào của người dân Hà Nội, bởi từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự khéo léo, tinh tế của người thợ thủ công Việt Nam.

Tìm hiểu về trật tự thế giới qua góc nhìn của nhà ngoại giao

Tìm hiểu về trật tự thế giới qua góc nhìn của nhà ngoại giao

Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” của Tiến sĩ Ngô Di Lân, hiện đang công tác tại Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao cho thấy tương quan quyền lực giữa các nước lớn và nhỏ đến những vấn đề an ninh quốc gia, thương mại quốc tế, và tác động của công nghệ, đặc biệt là AI, đối với trật tự thế giới.

Ý nghĩa Lễ tế dân gian đền Thượng

Ý nghĩa Lễ tế dân gian đền Thượng

Chiều 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng), tại sân đại bái đền Thượng đã diễn ra Lễ tế dân gian đền Thượng. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ Lễ hội đền Thượng xuân Ất Tỵ - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

fb yt zl tw