Đánh giá tiềm năng phát triển ngành hàng hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Sáng 11/10, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tiềm năng phát triển ngành hàng hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

1-9539.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện một số sở, ngành, địa phương và hộ dân đang trồng cây hồi trên địa bàn tỉnh.

1c-2297.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tham dự hội thảo có một số chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam; một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu ngành hàng hồi tại Việt Nam.

Theo báo cáo đề dẫn tại hội thảo, cây hồi được trồng từ lâu đời ở nước ta, tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Lạng sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn…) với hơn 55.000 ha. Hồi là cây gỗ nhỡ, cao 6 - 10 m, thân mọc thẳng đứng, hoa mọc đơn độc (hoặc 2 - 3 hoa) ở kẽ lá, quả thường có 8 đại rời; mùa hoa từ tháng 3 - 5, mùa quả, từ tháng 6 - 9; ngoài sản phẩm hoa hồi, cây hồi còn cho sản phẩm phụ là tinh dầu từ lá hồi, đem lại giá trị kinh tế cao.

5-8279.jpg
6-7546.jpg
Các đại biểu tỉnh Lào Cai thảo luận tại hội thảo.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 16.136 tấn hoa hồi, tăng 26% về lượng (so với 2022), giá trị thu về 83 triệu USD; trồng cây hồi có thể đem lại cho nông dân từ 30 - 40 triệu đồng/ha/năm.

Tại Lào Cai, cây hồi đã được trồng tại Tả Ngài Chồ (Mương Khương), thị trấn Bắc Hà, xã Nậm Đét (Bắc Hà) từ nhiều năm về trước và phát triển tốt, hiện đã cho sản phẩm.

c-5760.jpg
Đại diện nhà nghiên cứu trình bày tham luận tại hội thảo.
8-2678.jpg
Các đại biểu đến từ các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm hoa hồi thảo luận tại hội thảo.

Từ năm 2017 - 2021, tỉnh đã trồng thử nghiệm hơn 40 ha hồi tại xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương), 1 ha tại xã Tả Van Chư (Bắc Hà), hiện diện tích hồi phát triển tốt, đã ra hoa. Về tiềm năng đất đai, theo số liệu diễn biến rừng năm 2023, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh có hơn 47.000 ha; tại các huyện vùng cao có hơn 50.000 ha đất đang canh tác cây ngô và cây hằng năm khác có thể trồng xen canh hoặc chuyển sang trồng cây hồi.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận về phát triển cây hồi gắn với phát triển lâm nghiệp bền vững, giảm phát thải nhà kính, tiếp cận thị trường tín chỉ carbon; kết quả trồng khảo nghiệm cây hồi trên địa bàn xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương) từ năm 2017 đến nay và đề xuất giải pháp, thực trạng ngành hàng hồi ở Việt Nam và tiềm năng phát triển; sâu bệnh trên cây hồi, giải pháp hiệu quả để phát triển sản phẩm hồi hữu cơ; nhu cầu thị trường quốc tế và những yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm khi xuất khẩu sản phẩm gia vị, trong đó có hoa hồi; giải pháp kỹ thuật để nâng tỷ lệ cây hồi ra hoa, kết quả…

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: Với tiềm năng về phát triển cây hồi tại các địa phương vùng cao của tỉnh, Lào Cai mong muốn các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm để phát triển loại cây này và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hồi của địa phương.

4-8518.jpg
Đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội thảo.

Để phát triển cây hồi hiệu quả, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền đến Nhân dân về tiềm năng, thế mạnh, những lợi ích về loài cây này để nông dân yên tâm phát triển; quan tâm đầu tư về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh cây hồi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Từ kết quả khảo nghiệm tại Mường Khương, Bắc Hà và nghiên cứu thị trường cho thấy Lào Cai có tiềm năng phát triển sản phẩm cây hồi. Trồng hồi có giá trị kinh tế cao, thị trường lớn, đủ điều kiện để phát triển thành chuỗi giá trị hàng hóa, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân; tăng tỷ lệ che phủ rừng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bán tín chỉ carbon rừng...

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhấn mạnh: Trên cơ sở tham luận, ý kiến thảo luận của các đại biểu tại hội thảo, Hội Nông dân tỉnh sẽ tổng hợp và báo cáo tỉnh để từng bước tổ chức phát triển cây hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

9-4612.jpg
Đồng chí Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại hội thảo.

Thời gian tới, Hội Nông dân sẽ phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương đi tham quan học tập và tìm hiểu thị trường, kết nối doanh nghiệp trong việc phát triển vùng nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm hồi; vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng hồi; thực hiện các giải pháp kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất giống và hoàn thiện quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Thông qua hội thảo, Hội Nông dân mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành hỗ trợ tỉnh Lào Cai, mong muốn các ngành, các địa phương thống nhất đề xuất với tỉnh để có chủ trương chung, đề nghị các hộ dân tiếp tục duy trì, chăm sóc, phát triển diện tích cây hồi đã có.

Trước đó, chiều 10/10, các đại biểu đã đi thực tế mô hình trồng cây hồi tại xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương (ảnh dưới).

1b-3734.jpg
1a-8269.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10): Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số đang trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho các địa phương. Tỉnh Lào Cai, với vị trí chiến lược cửa ngõ giao thương của Việt Nam với Trung Quốc và khu vực ASEAN, đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng nền móng phát triển kinh tế số, tạo đà cho các ngành công nghiệp và dịch vụ mới.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét phát động phong trào 120 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân dưới mức bình quân cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, sau bão số 3 vừa qua, nguy cơ nợ xấu tăng lên tiếp tục hiện hữu khi dư nợ thiệt hại ước tính sơ bộ có thể lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Những yếu tố này càng khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, đòi hỏi phải có thêm hướng tháo gỡ từ cơ chế, chính sách.

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều rủi ro, bất định. Chín tháng qua chứng kiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

fbytzltw