Dân quân vững mạnh, thôn, bản bình yên

Xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) có 6 thôn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao sinh sống, lực lượng dân quân xã Tả Phìn chiếm 0,15% dân số xã, trong đó có 31% là đảng viên. Trong xây dựng lực lượng dân quân, xã thực hiện phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”, trong đó coi trọng chất lượng về chính trị.

jpg_20230804_080319_0000.jpg

Nhận thức rõ, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự xã Tả Phìn đã thực hiện tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, diễn tập dân quân, tự vệ thông qua tham gia các hội thi, hội thao, xây dựng mô hình học cụ, giáo án, bài giảng, thao trường, bãi tập.

Trong huấn luyện, Ban Chỉ huy Quân sự xã luôn duy trì đúng, đủ quân số và cán bộ, chiến sĩ dân quân nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỷ luật, nắm chắc nội dung, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Kết quả huấn luyện hằng năm 100% đạt yêu cầu, trong đó 70% đạt khá, giỏi.

jpg_20230804_102310_0000.jpg

Anh Lý Quẩy Chòi, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Tả Phìn cho biết: Chất lượng của lực lượng dân quân, nhất là trong phòng thủ dân sự ngày càng hiệu quả. Lực lượng dân quân phối hợp với Công an xã và các lực lượng trên địa bàn nắm chắc tình hình, kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc phức tạp; tổ chức trực sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo an toàn các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn; xung kích trong nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp tuần tra, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

jpg_20230804_081528_0000.jpg

Tiêu biểu, tháng 5/2023, xã huy động hơn 100 người, trong đó nòng cốt là lực lượng dân quân, tự vệ địa phương tham gia chữa cháy, khắc phục hậu quả giúp gia đình anh Tẩn Láo San (thôn Xả Xéng ) bị hỏa hoạn…

Bằng những việc làm thiết thực, xung kích, tận tụy, lực lượng dân quân xã Tả Phìn đã xây dựng được lòng tin trong cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, xứng đáng với truyền thống “lực lượng vô địch, một bức tường sắt của Tổ quốc”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw