Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới biểu diễn các tác phẩm âm hưởng dân ca Việt Nam

Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng khách mời Trần Nhật Minh, Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới đã mang đến nhiều dấu ấn nghệ thuật khi biểu diễn nhiều tác phẩm mang âm hưởng dân ca Việt Nam trong chương trình hòa nhạc “Đêm Thăng Long” diễn ra tối 6/4 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Những tràng pháo tay cổ vũ vang lên không ngớt khi nhạc trưởng Trần Nhật Minh dẫn dắt dàn nghệ sĩ quốc tế chơi các bản giao hưởng chuyển soạn từ dân ca Việt Nam như Ra ngó vào trông, Se chỉ luồn kim, Trống cơm. Khán giả yêu nhạc được đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, lúc sâu lắng với những làn điệu quan họ, lúc lại bùng nổ với những thanh âm mang sắc mầu Tây Bắc như Phiên chợ vùng cao, Điệu múa.

Ngoài các tiết mục sử dụng chất liệu dân tộc, nhạc trưởng tài năng Trần Nhật Minh còn gây ấn tượng với phần dạo đầu bài The Barber of Seville của Gioachino Rossini, và Norma của Vincenzo Bellini - hai nhà soạn nhạc vĩ đại của nước Ý.

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh dẫn dắt các nghệ sĩ quốc tế chơi các bản giao hưởng chuyển soạn từ dân ca Việt Nam.
Nhạc trưởng Trần Nhật Minh dẫn dắt các nghệ sĩ quốc tế chơi các bản giao hưởng chuyển soạn từ dân ca Việt Nam.

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh cho biết, khi nhận lời mời của nghệ sĩ Bùi Công Duy - Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, anh lập tức sắp xếp thời gian để có bốn buổi tập luyện cùng Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới. “Mọi việc diễn ra tự nhiên, tất cả đều ăn ý, bởi âm nhạc chính là sợi dây kết nối tốt nhất. Đây là cơ hội đáng quý, là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời tôi" - Trần Nhật Minh chia sẻ.

Trong phần hai của chương trình, nhạc trưởng Damiano Giuranna cùng Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới gây ấn tượng mạnh mẽ với các tác phẩm Symphony No.5 in E minor Op.64; Andante - Allegro con anima - Molto più traiquillo; Andante Cantabile, con alcuna licenza; Valse. Allegro moderato… của tác giả Pyotr Ilyich Tchaikovsky.

Theo dõi chương trình, ông Honna Tetsuji - chỉ huy chính Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam bày tỏ: "Buổi diễn là cơ hội tuyệt vời để những người bạn đến từ nhiều quốc gia cùng thưởng thức âm nhạc, tìm hiểu về văn hoá Việt Nam. Tôi thực sự ấn tượng với các bản dân ca được chơi bởi dàn giao hưởng".

Chương trình mang đến cơ hội để các sinh viên trẻ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được giao lưu với các nghệ sĩ quốc tế để rèn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Chương trình mang đến cơ hội để các sinh viên trẻ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được giao lưu với các nghệ sĩ quốc tế để rèn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh khẳng định đây là cơ hội tốt để các sinh viên trẻ được rèn luyện, nâng cao cả về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thực chiến, khả năng thẩm mỹ và tinh thần đồng đội. Thông qua hoạt động ý nghĩa này, khán giả sẽ yêu thích nhạc giao hưởng hơn, có niềm tin vào thế hệ trẻ của Học viện hơn.

Được biết, sau buổi diễn ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới sẽ biểu diễn Gala Opera Puccini” ngày 10/4. Nhạc trưởng Damiano Giuranna và các học trò sẽ biểu diễn tôn vinh nhà soạn nhạc Ý Puccini (1858 - 1924).

Chuyến lưu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới ở Hà Nội nằm trong dự án “Âm thanh của tình anh em”, kết hợp cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, do nghệ sĩ Bùi Công Duy khởi xướng.

Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới do nhạc trưởng người Italy Damiano Giuranna thành lập năm 2001, mục đích xây dựng dự án ngoại giao văn hóa và lan tỏa âm nhạc. Trong 23 năm, tổ chức đã chào đón hơn 2000 nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia. Dàn nhạc xây dựng quỹ hỗ trợ, mở hội thảo về âm nhạc tại các vùng sâu, vùng xa thuộc nhiều quốc gia, nhằm tìm ra giải pháp giúp trẻ em tiếp cận nghệ thuật trong hoàn cảnh khó khăn. Dàn nhạc từng được UNICEF đề cử làm Đại sứ thiện chí, từng nhận huân chương danh dự từ lãnh đạo Ý.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tổ quốc

Tổ quốc

"Tổ quốc" là nhan đề bài thơ của tác giả Nguyễn Loan (thành phố Huế) được đăng tải trên báo Lào Cai cuối tuần, số 1001 ra ngày 31/8/2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Văn Bàn: [Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những “địa chỉ đỏ” gắn liền với lịch sử và truyền thống cách mạng, như: Khu vực Quảng trường Ba Đình, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường Cách mạng Tháng tám… thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan dịp nghỉ lễ Quốc khách 2/9.

fbytzltw