Đại biểu Sùng A Lềnh góp ý kiến đối với 2 dự án Luật

Ngày 8/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có phiên thảo luận ở tổ với nội dung cho ý kiến đối với một số dự thảo luật, Pháp lệnh năm 2024. Được sự ủy quyền của Trưởng đoàn, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã tham gia góp ý kiến sâu sắc với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Chính phủ trình.

Với Luật Tư pháp người chưa thành niên, tham gia trực tiếp vào Điều 5, đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng: Ban soạn thảo cần giải thích rõ thế nào là “bảo đảm lợi ích tốt nhất” của người chưa thành niên khi giải quyết vụ việc có người chưa thành niên, vì đây là cơ sở để các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức xã hội có thẩm quyền giám sát xác định người chưa thành niên, đối tượng trong vụ việc cụ thể có được bảo vệ toàn diện hay chưa?

z5518528921761_622db103125d8abe782ec110a6d74d96.jpg
Đại biểu Sùng A Lềnh cho ý kiến với dự thảo luật ngày 8/6.

Với Điều 31 về “Người làm công tác xã hội”, đại biểu Sùng A Lềnh chỉ rõ dự thảo luật quy định các điều kiện người làm công tác xã hội tham gia vào hoạt động tư pháp người chưa thành niên; vai trò, nhiệm vụ của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên nhưng không quy định về điều kiện và quy trình bổ nhiệm người làm công tác xã hội.

Để đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo và viện dẫn tại các quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật khác đề nghị luật này quy định cả về điều kiện, quy trình bổ nhiệm người làm công tác xã hội trong dự thảo luật và xây dựng chiến lược, lộ trình đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Về “Trường hợp được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng” (Điều 37), đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai chỉ ra rằng tại Khoản 3 Điều 37 dự thảo Luật quy định: “Người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án”, như vậy là chưa cụ thể. Đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ thế nào là “vai trò không đáng kể trong vụ án” để đảm bảo tính minh bạch của quy định và tính khách quan, công bằng trong xử lý, áp dụng quy định.

Với Điều 44 quy định “Hạn chế khung giờ đi lại” như dự thảo là chưa phù hợp với các trường hợp người chưa thành niên phạm tội đi học nghề, học văn hóa, gây khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh thời gian hạn chế khung giờ đi lại cho người chưa thành niên phạm tội.

202406081800110031_DSC_8911.jpg
Tổ đại biểu số 5, trong đó có Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tích cực tham gia các ý kiến với dự thảo luật.

Tham gia vào Điều 53 về “Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng” với hai phương án lựa chọn tại dự thảo, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị chọn phương án 2. Lý do là Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra là hai cơ quan trực tiếp thực hiện tố tụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự, mà theo Điều 11 dự thảo quy định: “Ưu tiên áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, biện pháp xử lý chuyển hướng được ưu tiên áp dụng đối với người chưa thành niên trong tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử…”.

Do đó, việc quy định theo đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát là hợp lý để đảm bảo áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng kịp thời trong các giai đoạn của tố tụng, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người chưa thành niên phạm tội, đồng thời đảm bảo đúng pháp luật, hạn chế tùy nghi, thiếu công bằng, đặc biệt trong việc áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng thay thế hình phạt.

Cũng tại phần tham luận đóng góp cho dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, đồng chí Sùng A Lềnh đã có ý kiến với Điều 107 về “các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội”. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho rằng, trên thực tế, phần lớn người chưa thành niên phạm tội đều không có tài sản và chưa nhận thức đầy đủ giá trị đồng tiền. Ngoài ra, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, khi phạm tội nếu được lựa chọn một trong các hình thức, trong đó có hình thức phạt tiền sẽ dẫn đến không đủ tính răn đe. Do vậy, không nên đặt ra vấn đề quy định hình phạt tiền với đối tượng này.

Với Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sùng A Lềnh tham gia góp ý vào Điều 7 về “Thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mua bán người”. Đại biểu cho rằng cần bổ sung cụm từ “vùng đồng bào dân tộc thiểu số” vào Khoản 5 của dự thảo luật này. Lý do là đồng bào dân tộc thiểu số luôn là nạn nhân của vấn nạn mua bán người, là đối tượng luôn bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ nên rất cần được tiếp cận thông tin, được tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới

Nhận diện các luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới

Hiện nay, khi Đảng ta nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân (KTTN), coi đây là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển đất nước thì các thế lực xấu nhân cơ hội này xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, cho rằng việc thừa nhận vai trò quan trọng của KTTN là Đảng Cộng sản Việt Nam “thừa nhận sự thất bại của kinh tế Nhà nước” và “đang hướng lái theo CNTB”. Từ đó chúng rêu rao rằng, đã đến lúc bỏ cụm từ “theo định hướng XHCN”, để KTTN tự do phát triển.

Phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, công tác xây dựng và phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân được Tỉnh ủy quan tâm, chỉ đạo thực hiện, qua đó đạt được một số kết quả.

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong báo cáo chính trị trình đại hội.

fb yt zl tw