Đại biểu Sùng A Lềnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo sớm triển khai đầu tư các dự án giao thông trọng điểm có điểm kết nối với Lào Cai

Chiều 29/5, Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội Khóa XV tiếp tục làm việc tại Hội trường Diên Hồng với phiên đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có bài phát biểu về nội dung này tại hội trường.

z5487948385052_327c61031e4d143562467677b15d253b.jpg
Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội trường Diên Hồng chiều 29/5.

Đại biểu Sùng A Lềnh nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế”, “Phát triển nguồn nhân lực”, “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ” trong đó có hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống đường cao tốc và đường sắt của Việt Nam. Theo đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định tư duy “liên kết vùng” là tư duy chủ đạo, kết nối và dẫn dắt sự phát triển của từng địa phương trong vùng và cũng xác định 2 khâu đột phá trong phát triển vùng là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông gắn với các hành lang kinh tế.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai nêu rõ, ngày 22/3/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định Lào Cai là một cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam của Trung Quốc; tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh và tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết.

z5487947961030_b5ebdea19b68597c675eb7339899c6b5.jpg
Quang cảnh phiên làm việc chiều 29/5 của Quốc hội Khóa XV.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, giải quyết tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, có tuyến cao tốc Nội bài – Lào Cai và tuyến đường sắt nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh kết nối vận tải hành khách, hàng hoá giữa tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN qua cảng Hải Phòng.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp tích cực để cải thiện chất lượng dịch vụ, thu hút hành khách đi tàu (lượng khách đi tàu 4 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 17% so với cùng kỳ) và tích cực triển khai các giải pháp nâng cao sản lượng vận tải hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt theo Công điện 13/CĐ-TTg ngày 6/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Mở thêm các tuyến vận tải liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, quá cảnh qua Trung Quốc đi đến nước thứ 3 như Nga, Châu Âu, Mông Cổ và các nước Trung Á.

z5487947961028_65ba19713afae82802b4fa580aa5e3a4.jpg
Các đại biểu chủ trì phiên thảo luận chiều 29/5 tại Hội trường Diên Hồng.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai nhấn mạnh, tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện còn chậm so với yêu cầu. Cụ thể: hạ tầng và năng lực dịch vụ đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai còn hạn chế, không đồng bộ về khổ đường ray với Trung Quốc; tuyến đường sắt hiện tại không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Cửa khẩu Lào Cai về Cảng Hải Phòng với mục tiêu đặt ra là vận tải hàng hóa đạt hơn 3 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tuyến đường cao tốc Nội Bài ‑ Lào Cai được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2014, trong đó: đoạn Nội Bài ‑ Yên Bái (123 km) đã được đầu tư với quy mô 4 làn xe; đoạn Yên Bái ‑ Lào Cai (khoảng 121 km) mới chỉ có 2 làn xe. Qua 10 năm khai thác, mặt đường đoạn tuyến từ Yên Bái – Lào Cai đã xuống cấp, trong khi lưu lượng xe trên tuyến tăng cao, dẫn đến tốc độ khai thác chậm, không đáp ứng tốc độ thiết kế (khoảng 50 km/h), tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Từ thực tế trên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm ban hành quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và đẩy nhanh việc kết nối tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm giữa Ga Lào Cai (Việt Nam) và Ga Hà Khẩu Bắc - tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương đàm phán với phía Trung Quốc có chính sách thuế xuất - nhập khẩu ổn định, tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp của hai nước trong việc xuất - nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, có giải pháp xây dựng khu vực kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch và thông quan các loại hàng hóa nông - lâm - thuỷ sản tại tại khu Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Cũng tại phiên thảo luận, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, ưu tiên sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt đường đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc cao tốc Nội Bài - Lào Cai lên quy mô 4 làn xe theo Công điện số 16/CĐ – TTg ngày 21/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ 1.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw