Thông cáo số 7 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 25/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
IMG_0075.jpeg
Quang cảnh ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (Ảnh: DUY LINH)

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội “về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Quốc hội xem video clip về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Tại phiên thảo luận đã có 29 ý kiến đại biểu phát biểu, 1 ý kiến đại biểu tranh luận. Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; đánh giá cao việc Quốc hội kịp thời ban hành, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong phòng, chống dịch Covid-19, thúc đẩy mạnh mẽ tổng cầu đầu tư của nền kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: sự đáp ứng mục đích, yêu cầu đặt ra của cuộc giám sát; thực trạng việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; kết quả đạt được, bất cập, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các nghị quyết, các bài học kinh nghiệm khi triển khai các quyết sách, chính sách trong bối cảnh đặc biệt, đặc thù; tính phù hợp, khả thi của các giải pháp trước mắt và lâu dài trong Báo cáo giám sát và dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội…

Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

Buổi chiều

Từ 14 giờ 00 phút đến 15 giờ 00 phút: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Các ý kiến đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung: những bất cập trong Luật Khoáng sản hiện hành như các quy định về bảo vệ khoáng sản, tận thu khoáng sản đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiều dự án, dự án thành phần thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; những vướng mắc trong tổ chức lựa chọn nhà thầu; chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua các ngân hàng thương mại chưa thực sự đi vào cuộc sống…

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế sớm đề xuất đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng; làm rõ nguyên nhân nhiều dự án chậm tiến độ triển khai; kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện một số dự án cụ thể.

Kết thúc thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Từ 15 giờ 00 phút: Quốc hội thảo luận ở Tổ về: (1) Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); (2) Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Thứ hai, ngày 27/5/2024, Quốc hội dành cả ngày làm việc thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sách ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Sách ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu cuốn sách ảnh của “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”. Nội dung cuốn sách gồm những hình ảnh tư liệu quý về những lần đồng chí Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Lào Cai trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Tôi trở lại thôn Tùng Chỉn 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát một chiều đầy nắng – nơi cơn lũ lịch sử quét qua 16 năm trước, gần như xóa sổ cả thôn. Nay màu xanh đã trở lại, cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nhưng vết thương mất đi người thân trong trận lũ lịch sử đó thì vẫn canh cánh trong lòng người ở lại.

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để bày tỏ lòng tiếc thương, kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng và dân tộc ta, vượt hơn 300 km đường xa, nhiều cán bộ, đảng viên, người dân tỉnh Lào Cai đã trực tiếp về Thủ đô Hà Nội để viếng và đưa tiễn Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2024): Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Trong những năm qua, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã nêu cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, các cơ quan viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Lào Cai thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là việc triển khai thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; bày tỏ lòng thành kính với nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, trọn đời vì nước, vì dân.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Từ tháng 10/2007 tới tháng 1/2013, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và tiếp đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần đến thăm đồng bào các dân tộc, chiến sĩ lực lượng vũ trang của tỉnh và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng.

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7). Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết, Ban Tuyên giáo Trung Ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID được kích hoạt tài khoản mức độ 2 để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  

fb yt zl tw