Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV:

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) tham gia nội dung Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường Diên Hồng với phần thảo luận dự án Luật Phòng không nhân dân. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai có ý kiến tham gia dự án Luật quan trọng này.

202406271018271877_z5578177085725_51570546d7eb888a1db1edf0639700bd.jpg
Quang cảnh kỳ họp Quốc hội sáng 27/6/2024.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, việc ban hành Luật Phòng không nhân dân là rất cần thiết để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận phòng không nhân dân. Việc xây dựng và ban hành Luật còn tạo khung pháp lý nhằm huy động, tổ chức hoạt động phòng không nhân dân; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng không nhân dân.

202406270919294855_z5577898744404_07c4fe3b03c0787bfa13db7122c32f7b.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh tham gia xây dựng Luật Phòng không nhân dân.

Luật Phòng không nhân dân ra đời còn nhằm thay thế các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước đây và thay thế một số nội dung có liên quan đang được điều chỉnh tại các luật như Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng…

202406271031282522_z5578233796008_917e17cf484e059c3df923293fe9768d.jpg
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, sáng 27/6/2024.

Về nội dung của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng tại Điều 28 về “Thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ” cần làm rõ 2 vấn đề để đảm bảo tính khả thi của Luật. Đó là: Việc “kinh doanh” tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và việc quy định “thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm” tại Điều 28 có thuộc nội hàm của “kinh doanh” không?

Vấn đề thứ hai đại biểu đề nghị là cần làm rõ: Mối quan hệ giữa việc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong cấp giấy chứng nhận cho cơ sở thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ để đảm bảo thống nhất trong quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, tránh chồng chéo giữa các bộ.

Tại Chương VII về “Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng không nhân dân”, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đề nghị trong Chương “Trách nhiệm quản lý nhà nước” chỉ cần nhắc quy định trách nhiệm của một số bộ có chức năng, nhiệm vụ đặc thù về phòng không nhân dân như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

202406271018272034_z5578185020189_70fadc8a1af93d64230542272ddaff5d.jpg
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu nêu đối với dự thảo Luật Phòng không nhân dân vào sáng 27/6/2024.

Đối với các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thì chỉ nên quy định những nội dung đặc thù, gắn trực tiếp với phạm vi điều chỉnh của Luật này, còn các quy định có tính chất chung như quy định tại khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48 và khoản 1 Điều 49 là trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phòng không nhân dân thì đề nghị cân nhắc vì những nội dung này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công của các bộ, đã được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và các nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của từng bộ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

fb yt zl tw