Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai): Sớm giải quyết các vướng mắc về đào tạo lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 17/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV thảo luận tại Hội trường Diên Hồng về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia ý kiến về nội dung này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
202406171007182569_z5546179105263_c03acd37aa062a87b4a83cdac99d84a3.jpg
Đại biểu Lan Anh phát biểu sáng 17/6. Phiên họp được Truyền hình Quốc hội phát trực tiếp.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, công tác giáo dục đào tạo học sinh, sinh viên, người lao động tại vùng dân tộc thiểu số thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành và thực hiện nhiều chính sách thiết thực.

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tác động tích cực tới đời sống của Nhân dân, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các tỉnh vùng cao, biên giới, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn một số vướng mắc.

202406171007182413_z5546170940576_7e80ed8817a41d97f89bbbed7f5c57bf.jpg
Quang cảnh phiên họp sáng 17/6.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh lấy ví dụ, hiện các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại các huyện (các cơ sở đào tạo) tại các tỉnh thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có chức năng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên theo quy định.

Như tại Lào Cai, có đến 80% số học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số theo học tại các cơ sở giáo dục của tỉnh, giúp đi lại thuận tiện, giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình, nhất là học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Hiệu quả của Chương trình còn là giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, thực hiện phân luồng học sinh sau học trung học cơ sở có hiệu quả mà vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đào tạo theo hình thức này còn bổ sung nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng cao.

202406171007182413_z5546171009207_3d3a2502e875862e9e9cf91e52b49b2e.jpg
Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 17/6 tại Hội trường Diên Hồng.

Lợi ích của chính sách là rất rõ ràng, tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang rất thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo. Trong khi ngân sách của địa phương, nhất là khu vực miền núi còn khó khăn, nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Trong khi các cơ sở giáo dục nói trên hiện đang là đối tượng được thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhưng chỉ vì địa điểm của các cơ sở đào tạo không thuộc địa bàn (xã, phường) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nên không thuộc đối tượng thụ hưởng các chính sách của Chương trình.

202406171007182413_z5546170923137_a5eb428832badeb1714865c916742553.jpg
Quang cảnh phiên họp sáng 17/6.

Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đề nghị Chính phủ bổ sung các đối tượng nêu trên vào danh mục, tạo điều kiện để địa phương thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cũng liên quan đến lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, hiện các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện đã được sáp nhập và đổi tên thành “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên” theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Đồng thời, tại Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu cụ thể mục tiêu đến năm 2025 “Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện”.

Tại Quyết định số 1719/QĐ - TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 có chỉ rõ về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

z5546268545002_e4ac2e0decc8336ca3e051ed38aab0e8.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, việc giải quyết vướng mắc sẽ tạo điều kiện cho các địa phương triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Thông tư 01/2023/BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các trung tâm, trong đó có nhiệm vụ thực hiện đào tạo người lao động như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, vì tên gọi chưa đúng nên những trường hợp nêu trên không thuộc đối tượng thụ hưởng dự án được quy định tại Quyết định 1719, bởi vậy, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đề nghị Chính phủ điều chỉnh đối tượng thực hiện Chương trình theo chức năng, không bắt buộc theo đúng tên gọi.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cũng cho rằng, việc giải quyết vướng mắc sẽ tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ mà không làm phát sinh nhu cầu vốn tại Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) tham gia nội dung Luật Phòng không nhân dân

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV: Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) tham gia nội dung Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường Diên Hồng với phần thảo luận dự án Luật Phòng không nhân dân. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai có ý kiến tham gia dự án Luật quan trọng này.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng Giấy khen cho 15 tập thể và cá nhân có thành tích trong thực hiện Nghị quyết 689-NQ/QUTW

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng Giấy khen cho 15 tập thể và cá nhân có thành tích trong thực hiện Nghị quyết 689-NQ/QUTW

Chiều 26/6, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ 6 tháng cuối năm 2024; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 689-NQ/QUTW ngày 10/10/2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa, cứu hộ, cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân (Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương

Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đề nghị khi lương tăng cần quan tâm đến thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cũng phải nghiên cứu; tăng lương lên 30%, mức sống tăng lên thì giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng 30%, thậm chí là 50%.

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 25/6, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng 6 tháng cuối năm 2024; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 689-NQ/QUTW ngày 10/10/2014 của Quân ủy Trung ương về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ - cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Hơn 1.700 lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí được bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng năm 2024

Hơn 1.700 lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí được bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 26/6, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2024. Đồng chí Phan Thăng An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.

Công tác tuyên giáo góp phần thúc đẩy địa phương ổn định, phát triển

Công tác tuyên giáo góp phần thúc đẩy địa phương ổn định, phát triển

Đó là đánh giá khách quan tại hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo, hoạt động Ban Chỉ đạo 35, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 được Tỉnh ủy tổ chức sáng 26/6. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Đại biểu Sùng A Lềnh: Cần đảm bảo sự thống nhất giữa Luật Di sản văn hóa và các luật khác

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đại biểu Sùng A Lềnh: Cần đảm bảo sự thống nhất giữa Luật Di sản văn hóa và các luật khác

Sáng 26/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV làm việc tại Hội trường Diên Hồng với phần biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Mong muốn Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống đường sắt

Mong muốn Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống đường sắt

Chiều 25/6 (giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).

fb yt zl tw