"Đại án" đăng kiểm: Viện kiểm sát kháng nghị tăng án 18 bị cáo

Theo Viện KSND TPHCM, mức hình phạt mà TAND TPHCM tuyên đối với 18/254 bị cáo là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Bị cáo Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Bị cáo Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Ngày 5/9, Viện KSND TPHCM cho biết, đã ban hành kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm của TAND TPHCM về vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và các trung tâm đăng kiểm.

Cụ thể, Viện KSND TPHCM kháng nghị xử phúc thẩm theo hướng đề nghị TAND cấp cao tại TPHCM tăng mức hình phạt đối với 18/254 bị cáo.

Trong 18 bị cáo bị kháng nghị tăng án, đáng chú ý là nhóm bị cáo thuộc Phòng Đăng kiểm xe cơ giới (Phòng VAR) thuộc Cục ĐKVN, gồm: Đặng Trần Khanh (cựu phó phòng); Mai Đức Truyền, Trịnh Bình Dương, Vũ Hồng Quang (cựu đăng kiểm viên).

Đại diện Viện KSND TPHCM tham gia phiên tòa.
Đại diện Viện KSND TPHCM tham gia phiên tòa.

Viện kiểm sát phân tích, bị cáo Đặng Trần Khanh là lãnh đạo phòng, chịu trách nhiệm số tiền trên 60 tỷ, hưởng lợi lớn, không có thêm tài liệu gì tại phiên tòa. Viện kiểm sát đề nghị mức án 14 - 15 năm tù về tội nhận hối lộ, Tòa tuyên 11 năm tù.

Bị cáo Mai Đức Truyền chịu trách nhiệm hình sự với số tiền hơn 5 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 2,5 tỷ nhưng chỉ nộp lại 650 triệu, không có tình tiết giảm nhẹ tại phiên tòa. Viện kiểm sát đề nghị mức án 12 - 13 năm tù về tội nhận hối lộ, Tòa tuyên 9 năm tù.

Bị cáo Trịnh Bình Dương và Vũ Hồng Quang đứng ra lập doanh nghiệp "sân sau", chỉ đạo đưa hối lộ cho Phòng VAR. Mỗi bị cáo chịu trách nhiệm hình sự số tiền hơn 11 tỷ đồng, phạm vào khoản 4 tội đưa hối lộ. Viện kiểm sát đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ và đề nghị mức án cho 2 bị cáo ở khoản 3 tội đưa hối lộ.

Tuy nhiên, HĐXX tuyên mức án 4 năm tù (nằm ở khoản 2) đối với mỗi bị cáo là chưa phù hợp, chưa có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Đồng thời, không công bằng đối với các bị cáo khác phạm tội đưa hối lộ số tiền thấp hơn nhưng bị tuyên án cao hơn.

HĐXX tuyên án đối với 254 bị cáo trong "đại án" đăng kiểm.
HĐXX tuyên án đối với 254 bị cáo trong "đại án" đăng kiểm.

Trước đó, ngày 23/8, TAND TPHCM tuyên án đối với 254 bị cáo trong "đại án" đăng kiểm. Trong đó, các bị cáo: Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục ĐKVN) lãnh 19 năm tù về tội "Nhận hối lộ"; Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục ĐKVN) lãnh 25 năm tù về 2 tội "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo sggp.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

fb yt zl tw