Đà Nẵng: Sẵn sàng tổ chức Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn làm việc với lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng về công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 sắp tới diễn ra tại thành phố biển.

Ngày 22/3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP.Đà Nẵng về công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13.

Đà Nẵng tạo điều kiện tốt nhất cho đại hội

Tại buổi làm việc, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết thành phố xác định đăng cai Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2024. "Vì vậy, thời gian qua, UBND thành phố và các sở, ban, ngành đã phối hợp với đoàn công tác của Bộ GD-ĐT triển khai các công việc chuẩn bị cho đại hội như: kiểm tra các địa điểm, thiết bị phục vụ tổ chức thi đấu 6 môn thể thao; khảo sát nơi ở cho các đoàn tham gia; kịch bản tổ chức lễ khai mạc, bế mạc…", ông Chinh nói.

Theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đến thời điểm hiện tại, về cơ bản địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm, thiết bị tập luyện và thi đấu, công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, công tác hậu cần… để bảo đảm cho đại hội diễn ra thành công.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (bên trái), cho biết mọi công tác chuẩn bị cho Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 đã và đang được Bộ GD-ĐT, UBND TP.Đà Nẵng kiểm tra, rà soát, bảo đảm đúng kế hoạch đề ra.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (bên trái), cho biết mọi công tác chuẩn bị cho Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 đã và đang được Bộ GD-ĐT, UBND TP.Đà Nẵng kiểm tra, rà soát, bảo đảm đúng kế hoạch đề ra.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, sự kiện Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 diễn ra sát với thời gian thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, Bộ GD-ĐT và địa phương cần phải có sự tính toán, xây dựng kế hoạch tổ chức để không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch cũng như các hoạt động khác của TP.Đà Nẵng và phải đảm bảo các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

"Tuy số lượng các đoàn không quá lớn, chỉ khoảng 1.500 vận động viên, nếu tính cả số người đi kèm là khoảng 3.000 người..., nhưng công tác tổ chức lại có tính phức tạp cao vì vận động viên đang lứa tuổi học sinh, có sự đa dạng về văn hóa. Cho nên, khâu đảm bảo an ninh, an toàn và công tác hỗ trợ, hướng dẫn phải được đặt lên hàng đầu", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cảm ơn và đánh giá cao tinh thần chia sẻ, trách nhiệm của UBND TP.Đà Nẵng trong việc tổ chức đại hội.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cảm ơn và đánh giá cao tinh thần chia sẻ, trách nhiệm của UBND TP.Đà Nẵng trong việc tổ chức đại hội.

Về việc xây dựng các phương án trong việc tổ chức lưu trú, ông Trần Chí Cường, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết tuy TP.Đà Nẵng không thiếu phòng lưu trú, nhưng để đáp ứng điều kiện về an ninh, tổ chức đưa đón vận động viên đến các điểm thi đấu thì khách sạn buộc phải ở những khu vực không quá xa trung tâm. "UBND TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Du lịch làm việc với các khách sạn, đề nghị hỗ trợ về giá thuê phòng, tạo điều kiện tốt nhất cho đại hội", ông Cường thông tin.

Tăng tính giao lưu giữa các đoàn học sinh Đông Nam Á

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi, trong chương trình khai mạc và bế mạc của đại hội, nên chăng bổ sung thêm một vài tiết mục biểu diễn của đoàn học sinh các nước trong khối. Điều này vừa tăng tính giao lưu, hữu nghị nhưng cũng làm cho chương trình có thêm sự phong phú.

Từ đề xuất đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gợi ý Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng nên tổ chức cho học sinh một số trường THPT giao lưu với các đoàn vận động viên để vừa tăng tính kết nối, học hỏi và trau dồi thêm ngoại ngữ…

Đại diện UBND TP.Đà Nẵng và Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị tại Cung thể thao Tiên Sơn.
Đại diện UBND TP.Đà Nẵng và Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị tại Cung thể thao Tiên Sơn.

Ông Lê Trung Chinh khẳng định, việc tổ chức thành công Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á có ý nghĩa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa cùng những thành tựu về mọi mặt của Việt Nam và TP.Đà Nẵng. Qua đó, giới thiệu với học sinh Đông Nam Á về giáo dục Việt Nam, phong trào giáo dục thể chất, thể thao trường học và tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam hội nhập trình độ thể thao học sinh khu vực. Chính vì vậy, TP.Đà Nẵng xác định triển khai tốt nhất những phần việc chủ trì, chủ động kết nối các phần việc phối hợp.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao tinh thần chia sẻ, trách nhiệm của UBND TP.Đà Nẵng và các bộ, ngành liên quan; đồng thời, mong được tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ để mọi việc được vận hành một cách tốt nhất.

Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á diễn ra trong 10 ngày, vì vậy ngoài việc phải sớm có kịch bản của lễ khai mạc, bế mạc và thượng cờ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng trong công tác tổ chức, hậu cần cũng cần tính đến các phương án dự phòng để tránh bị động trong mọi tình huống.

Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2024 sẽ diễn ra tại TP.Đà Nẵng trong 10 ngày (từ ngày 31/5 đến 9/6), với sự tham gia của 10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Với khẩu hiệu "Kết nối cùng tỏa sáng", đại hội là dịp kết nối học sinh các quốc gia khu vực Đông Nam Á, nơi để các em cùng tỏa sáng tài năng thể thao và tinh thần đoàn kết vì một thế hệ Đông Nam Á hội nhập và phát triển. Biểu tượng của đại hội lần này là hình mắt rồng, linh vật đại hội là hình voọc chà vá chân nâu. Có 6 môn thi đấu gồm điền kinh, bơi lội, bóng rổ, cầu lông, vovinam, pencak-silat với 107 nội dung.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

[Infographic] Phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

Sau mưa bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Vì vậy, người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hướng dẫn đường đến thôn Kho Vàng

Hướng dẫn đường đến thôn Kho Vàng

Đường từ xã Cốc Lầu đến thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đã bị chia cắt hoàn toàn sau khi mưa lũ kéo dài. Hiện, để tiếp cận được với 17 hộ dân với 115 nhân khẩu đang tạm lánh nạn trên núi cao việc di chuyển rất khó khăn và phức tạp.

Chuyện kể từ Kho Vàng

Chuyện kể từ Kho Vàng

480 phút là quãng thời gian làm nên kỳ tích ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà. Đó cũng thời điểm người dân bản Mông đồng lòng, đoàn kết nghe theo lời đảng viên trẻ Ma Seo Chứ.

[Ảnh] Tuổi trẻ Bắc Hà hướng về vùng lũ

[Ảnh] Tuổi trẻ Bắc Hà hướng về vùng lũ

Những ngày qua, mưa lớn của hoàn lưu bão số 3 đã gây sụt sạt trên nhiều tuyến đường của huyện Bắc Hà. Điều này không chỉ gây cản trở công tác cứu hộ, cứu nạn còn khiến việc tiếp tế lương thực, thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Để chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, tuổi trẻ Bắc Hà đã thành lập đoàn cứu trợ với gần 100 thành viên, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm đến với người dân ở các thôn bị cô lập.

[Infographic] Xử lý nước và vệ sinh môi trường sau mưa lũ

[Infographic] Xử lý nước và vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Trong bão lụt, nước ngập tràn, cuốn theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác động vật... làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, ngay khi nước rút, người dân cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi truờng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên ra quân hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh môi trường

Hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên ra quân hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh môi trường

Sáng 14/9, tại phố Đinh Lễ, thành phố Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với thành phố Lào Cai trong tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 (Yagi). Lễ ra quân huy động hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên các đoàn cơ sở, trường học và Nhân dân trên địa bàn thành phố Lào Cai. Hoạt động tổng vệ sinh môi trường diễn ra trong 2 ngày 14 - 15/9.

Dầm bùn, đội nắng tìm người mất tích ở Nậm Lúc

Dầm bùn, đội nắng tìm người mất tích ở Nậm Lúc

Do đường giao thông vào vùng lũ Nậm Lúc hiện vẫn bị chia cắt, nên chưa thể huy động thiết bị máy móc vào hiện trường cứu nạn và khắc phục hậu quả sạt lở đất. Hiện trường vụ sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông và Khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc là bãi đất, đá ngổn ngang, khiến công tác tìm kiếm người mất tích và giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai của các lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

fbytzltw