Đà Lạt cam kết giữ vững danh hiệu Thành phố Sáng tạo âm nhạc UNESCO

Ngày 2/11, UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức gặp mặt, cung cấp thông tin cho báo chí về sự kiện Đà Lạt gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hồ Xuân Hương - trái tim của Đà Lạt là thắng cảnh nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp dịu dàng, lãng mạng.

Đại diện lãnh đạo UBND thành phố cam kết sẽ triển khai nhiều giải pháp, sáng kiến để giữ vững danh hiệu Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO vừa được công nhận.

Ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt cho biết, sự kiện thành phố Đà Lạt được Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phê chuẩn trở thành thành viên tiếp theo của Việt Nam gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu UNESCO ngày 31/10/2023 là sự kiện đặc biệt quan trọng, được người dân thành phố chờ đón từ nhiều ngày qua. Có được danh hiệu này đã khó, nhưng giữ được danh hiệu lại càng khó hơn.

Thành phố cam kết thực hiện các trách nhiệm khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO. Đó là cam kết về trách nhiệm di sản âm nhạc của tương lai với 4 nội dung về lưu trữ có hệ thống kho tàng âm nhạc của các dân tộc Đà Lạt; tổ chức các buổi thảo luận do cộng đồng thực hiện; nâng cao năng lực, kỹ năng mềm cho cộng đồng; thử nghiệm sự sáng tạo về âm nhạc. Thành phố cam kết tạo điều kiện phát triển âm nhạc cộng đồng; củng cố hệ thống mạng lưới không gian sáng tạo âm nhạc, nghệ thuật…

Thành phố đề xuất 3 sáng kiến đối với quốc tế như tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hàng năm; tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại các điểm công cộng. Với sáng kiến này, thành phố sẽ tạo ra các không gian để du khách, người dân địa phương biểu diễn trên đường phố và các địa điểm công cộng. Sáng kiến thứ 3 là tổ chức Festival Hoa - Âm nhạc 2 năm một lần. Khi được công nhận, thành phố phải thực hiện đúng các cam kết, sáng kiến đã đề xuất đối với một thành phố được phê chuẩn là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO.

Bà Trần Thị Vũ Loan, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt cho biết từ năm 2022, thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn là một trong 8 thành phố của Việt Nam tham gia phối hợp thực hiện xây dựng Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO 2022. Đội ngũ các chuyên gia tư vấn của Đề án đã thực hiện các đợt đánh giá tiền khả thi và nhận định lĩnh vực âm nhạc có lịch sử phát triển, có thành tựu, tiềm năng mang lại nhiều tác động cho thành phố trong thời gian tới.

Từ tháng 5/2022 đến nay, với sự hỗ trợ của Cục Hợp tác quốc tế, UBND thành phố phố hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xây dựng hồ sơ “Đà Lạt - Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực Âm nhạc” đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Sau đó, thành phố đã tổ chức các cuộc hội thảo, tham vấn hồ sơ ứng cử với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước; các chuyên gia tư vấn quốc tế đến từ các thành phố sáng tạo của Hàn Quốc, Bắc Ireland, Vương quốc Anh… Đến ngày 30/6/2023, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt ký Thư đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc cùng hồ sơ đăng ký Đà Lạt gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO…

Năm 2023 là cột mốc quan trọng đánh dấu thành phố Đà Lạt tròn 130 năm hình thành và phát triển (1893 - 2023). Cùng nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc được thực hiện xuyên suốt trong năm, sự kiện thành phố Đà Lạt được vinh danh, gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực Âm nhạc có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thành phố. Dự kiến trong Lễ kỷ niệm 130 năm hình thành và phát triển tổ chức trong tháng 12/2023, thành phố Đà Lạt sẽ tổ chức chương trình âm nhạc đặc biệt để đón nhận danh hiệu Thành phố Sáng tạo âm nhạc của UNESCO.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw