Công điện của UBND tỉnh Lào Cai về tăng cường các biện pháp phòng chống cơn bão số 5

LCĐT - Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 5, ngày 16/8/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện số 07/CĐ- UBND về "Tăng cường các biện pháp phòng chống cơn bão số 5".  Nội dung Công điện như sau:

Thực hiện Công điện khẩn số 34/CĐ-TW ngày 17/8/2012 của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn về việc chủ động đối phó với cơn bão số 5. Hồi 4 giờ ngày 17/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 470 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Dự báo trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 từ sáng ngày 18/8 tại tỉnh Lào Cai sẽ có mưa rào và dông trên diện rộng, đợt mưa kéo dài từ 2-3 ngày trong đó có ngày mưa to và rất to. Để chủ động đối phó với bão số 5, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. UBND các huyện, thành phố

- Rà soát cảnh báo đến từng địa bàn, các hộ dân vùng trũng thấp; sẵn sàng phương án và tổ chức sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, đặc biệt nơi có nguy cơ sạt lở đất đá.

- Tổ chức cử người canh gác, hướng dẫn người dân tại các khu vực các ngầm, đường qua suối, bến đò, những tuyến đường bị ngập để đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra hồ đập, nhà cửa kho tàng và các công trình đang thi công; chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đúng quy trình.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ; sẵn sàng lực lượng và phương tiện phối hợp với lực lượng của các địa phương để giúp đỡ nhân dân thu hoạch lúa, hoa màu, thực hiện sơ tán dân khi có yêu cầu; cùng địa phương triển khai các biện pháp cần thiết phòng, chống mưa, lũ; thường trực lực lượng tìm kiếm cứu nạn để xử lý tình huống khi có yêu cầu.

3. Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị đang thi công các công trình ven sông, suối phải di dời lán trại ra khỏi những nơi có nguy cơ ngập lụt, sạt lở; có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, chuẩn bị phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục sự cố sạt lở khi mưa lũ; kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồ thủy điện, hệ thống truyền tải điện, bảo đảm đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ.

4. Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan Thường trực Ban chỉ huy PCLB tỉnh) bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ để thường xuyên thông tin, chỉ đạo và nắm tình hình thiên tai của các địa phương. Tập trung chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, triển khai các biện pháp bảo vệ kè sông, suối, hồ đập thủy lợi, tiêu nước chống ngập úng. Thường xuyên tổng hợp đầy đủ tình hình thiên tai trong toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách và báo cáo Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương theo quy định.

5. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các địa phương chủ động phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”; bố trí lực lượng thường trực, hỗ trợ và ứng cứu các địa phương trong toàn tỉnh để đảm bảo duy trì thông tin liên lạc, giao thông thông suốt.

6. Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Lào Cai phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông báo diễn biến cơn bão số 5 để mọi người dân biết, chủ động phòng tránh.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, thành viên Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung Công điện này./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về bố trí điều động, luân chuyển một số chức danh, cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương đã tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ về lâu dài...

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

fbytzltw