Công bố thêm 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

26 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá, lễ hội chùa Thầy, lễ hội diều Bá Dương Nội, nghề làm bánh tráng Túy Loan…

555.jpg
Lễ cầu mưa của người dân tộc Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 26 quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, Hà Nội có 5 nghề thủ công và lễ hội truyền thống được ghi danh lần này gồm Lễ hội chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai; Lễ hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng; Lễ hội đình Tường Phiêu xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; Lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm; Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa. Trước đó, nghề làm xôi Phú Thượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ cũng vừa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng Trạch Xá, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Cư dân làng Trạch Xá di dân ra nhiều địa phương, mang theo nghề truyền thống của mình tạo thành những thương hiệu may áo dài nổi tiếng, tiêu biểu là các hiệu may áo dài lâu năm ở phố Lương Văn Can.

Lễ hội truyền thống làng Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội gắn với chùa Keo, nơi thờ bà Keo là hóa thân của chị cả Pháp Vân nhưng là em út trong Tứ Pháp vùng Luy Lâu.

Lễ hội diễn ra vào mùng 6 tháng 4 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công lao của hai vị Thần - Phật quan trọng bậc nhất của làng là Thành hoàng làng Thượng tướng quân Đào Phúc và Pháp Vân - bà Keo, đồng thời bày tỏ ước nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào. Lễ hội mang đặc trưng của cả tín ngưỡng thờ Tứ pháp và tín ngưỡng bản địa vùng Keo.

Lễ hội đình Tường Phiêu.

Lễ hội đình Tường Phiêu.

Lễ hội truyền thống Đình Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội gắn với di tích Quốc gia đặc biệt Đình Tường Phiêu - ngôi đình cổ với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo. Diễn ra ngày 14 tháng Giêng âm lịch, lễ hội là dịp tưởng nhớ ân đức của Đức Thánh Tản có công trị thủy, dạy dân đánh cá.

Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội được tổ chức vào đúng dịp rằm tháng Ba âm lịch hằng năm, gắn liền với truyền thuyết về ngôi miếu thờ thần Châu Thổ được xây dựng trước thế kỷ thứ 10.

Thủy đình chùa Thầy.

Thủy đình chùa Thầy.

Lễ hội truyền thống Lễ hội Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch, gắn với ngôi chùa cổ có niên đại 1.000 năm, nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh.

Tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An có hai nghề thủ công truyền thống được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, là nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh, xã Cẩm Thanh, và nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp.

Tỉnh Thái Nguyên có thêm 3 di sản gồm Tiếng nói, chữ viết Chữ Nôm của người Dao, Tri thức dân gian Nghệ thuật may, thêu trang phục của người Dao, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ; xã Liên Minh, xã Nghinh Tường, xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, và nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Ví của người Tày, huyện Định Hóa.

Tỉnh Hà Giang có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu mùa (Mí Nhung Hơi) của người Pà Thẻn, xã Tân lập, huyện Bắc Quang, và nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Páo dung của người Dao.

Tỉnh Vĩnh Long có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm Lễ hội truyền thống Lễ hội Văn Thánh Miếu, thành phố Vĩnh Long và Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Hát bội.

Nghề làm bánh tráng Túy Loan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm bánh tráng Túy Loan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cũng có thêm các nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian như nghề làm bánh tráng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nghề dệt thổ cẩm của người Xtiêng, tỉnh Bình Phước, nghề làm đường thốt nốt của người Khmer, huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, nghề làm bột gạo Sa Đéc, xã Tân Phú Đông và phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Lễ hội cầu mưa của người Thái trắng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Lễ hội cầu mưa của người Thái trắng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Ngoài ra, các lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng như Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer, tỉnh Trà Vinh, Lễ hội truyền thống Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long, xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Lễ hội Cầu ngư làng Cam Lâm, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Lễ cúng thần rừng (Yang Brê) của người Mạ, thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Lễ hội cầu mưa của người Thái trắng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và Mo Mường, tỉnh Đắk Lắk cũng được bổ sung vào Danh mục lần này.

Quyết định bổ sung còn có nghệ thuật trình diễn dân gian nghệ thuật Chèo ở Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Theo các quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục tại Điều 1 Quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw