Cốc San “nâng tầm” tiêu chí thu nhập

Quy hoạch sản xuất khoa học, phù hợp với thực tế địa phương, triển khai tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác và hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn chính sách là những giải pháp hữu hiệu giúp xã Cốc San (thành phố Lào Cai) nâng cao thu nhập cho người dân.

3.jpg

Cuộc sống của gia đình ông Lý Văn Quang (thôn Ún Tà) trước kia rất khó khăn. Những năm gần đây, được chính quyền xã định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ông Quang đã cải tạo ao, phát triển nuôi cá. Nhờ sự chăm chỉ của các thành viên trong gia đình và sự hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, việc nuôi thủy sản phát triển tốt. Hiện mỗi năm, gia đình ông xuất bán hơn 10 tấn cá thương phẩm, thu nhập gần 200 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình ông có điều kiện sửa chữa nhà ở, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt.

4.jpg

Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nước, xã Cốc San đã huy động nguồn lực và vận động người dân phát triển cá giống, cá thương phẩm. Hiện xã có 40,8 ha mặt nước nuôi thủy sản (tập trung tại các thôn Luổng Đơ, Tòng Xành, Luổng Láo 2, Ún Tà), trong đó hơn 30 ha được người dân nuôi theo hình thức thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và thiết bị hiện đại, sản lượng đạt khoảng 500 tấn/năm.

as.jpg

Gia đình bà Phạm Thị Hồng (thôn An San) được cán bộ xã tư vấn chuyển toàn bộ diện tích đất ruộng sang trồng rau an toàn. Với 4 sào đất, bà trồng luân canh các loại rau gia vị, su su, bắp cải, đậu cô ve... Nhờ áp dụng đúng quy trình sản xuất và khung thời vụ do cán bộ khuyến nông hướng dẫn nên sản phẩm rau của gia đình bà có chất lượng tốt, được thương lái đặt mua toàn bộ, tạo nguồn thu ổn định.

2.jpg

“Về đích” nông thôn mới năm 2014, đến nay các tiêu chí của xã Cốc San không chỉ được giữ vững mà chất lượng ngày càng được nâng lên, trong đó thu nhập bình quân tăng từ 20 triệu đồng/người/năm lên 46,6 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% xuống còn 2,18%. Hiện nay, 100% đường liên thôn, đường trục thôn được cứng hóa; hơn 85% đường liên gia, ngõ xóm được đổ bê tông; tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn chiếm hơn 90%...

asa.jpg

Có được kết quả trên là nhờ các giải pháp phát triển kinh tế được địa phương triển khai và thực hiện đồng bộ. Trong chăn nuôi, xã khuyến khích các hộ phát triển theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, nhờ đó đã tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm gia súc, gia cầm, thủy sản… Trong lĩnh vực trồng trọt, xã quy hoạch lại các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với đất đai, xu thế thị trường và nhu cầu phát triển kinh tế của người dân. Cụ thể, tại các thôn Luổng Láo, An San nằm ven Quốc lộ 4D, thuận tiện về giao thông nên xã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với 12 ha. Chuyển đổi một số diện tích ruộng lúa kém hiệu quả tại thôn Luổng Đơ, thôn Luổng Láo 1 sang trồng ngô hàng hóa. Triển khai cánh đồng 1 giống gần 60 ha tại các thôn Tòng Xành 1, Tòng Chú 1, Ún Tà. Phát triển chăn nuôi gia súc vỗ béo tại thôn Tòng Xành…

7.jpg

Chính quyền xã tăng cường kết nối với các ngân hàng giúp các hộ kinh doanh, chăn nuôi và hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Song song với đó, xã chủ động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác mới cho người dân.

8.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw