Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh

Mở đầu cho sự kiện kích cầu, thu hút khách du lịch năm 2023, tối 1/4, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc du lịch với chủ đề “Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”, đây là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động, sự kiện kích cầu, thu hút khách du lịch đến Cô Tô nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Cô Tô Đặng Quang Ngạn khẳng định: Lễ khai mạc du lịch Cô Tô năm 2023 với chủ đề “Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh” là sự kiện quan trọng, qua đó giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, du lịch đặc sắc của biển đảo Cô Tô đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Từ đó, tiếp tục nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, văn hóa, du lịch biển đảo; góp phần cho sự phát triển du lịch bền vững cũng như công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo tiền tiêu.

Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Cô Tô Đặng Quang Ngạn đánh trống khai mạc Lễ khai mạc du lịch Cô Tô năm 2023.
Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Cô Tô Đặng Quang Ngạn đánh trống khai mạc Lễ khai mạc du lịch Cô Tô năm 2023.

Lễ khai mạc du lịch Cô Tô 2023 là hoạt động văn hóa được diễn ra hàng năm, nhằm kích cầu du lịch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Cô Tô.

Điểm mới trong phát triển du lịch của huyện đảo là ra mắt ấn phẩm du lịch Cô Tô và các ứng dụng chuyển đổi số du lịch Cô Tô 2023, tạo thuận lợi cho du khách với nhiều trải nghiệm thú vị.

Cô Tô là một trong 12 huyện đảo du lịch "xinh đẹp" của Việt Nam, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng, có các bãi tắm với cát mịn trải dài và màu nước biển bốn mùa trong xanh như ngọc, được ví như thiên đường du lịch biển đảo của vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, Cô Tô là nơi duy nhất trên cả nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý cho dựng tượng của Người lúc sinh thời. Cô Tô cũng là địa phương đầu tiên được đón nhận lá cờ Tổ quốc linh thiêng tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.

Hiện Cô Tô có gần 180 cơ sở lưu trú với 3.000 phòng nghỉ, trong đó có 46 khách sạn từ 1 đến 3 sao, với trên 1.200 phòng nghỉ (trong đó có 4 khách sạn 3 sao) đảm bảo đáp ứng cho 10.000 khách/ngày. Có trên 60 nhà hàng phục vụ cho 6.000 khách/ngày, với trên 50 điểm mua sắm, vui chơi giải trí. Năm 2023, Cô Tô sẽ đưa thêm 2 bãi tắm du lịch vào khai thác, nâng tổng số bãi tắm du lịch trên địa bàn là 3 bãi tắm.

Du khách tham quan các điểm du lịch trên đảo Cô Tô chiều 1/4.
Du khách tham quan các điểm du lịch trên đảo Cô Tô chiều 1/4.

Trong quý II/2023, Cô Tô chính thức đưa sản phẩm ngắm san hô vào khai thác để phục vụ du khách cùng với các hoạt động bảo tồn các loài san hô và đa dạng sinh học. Với những dịch vụ mới này, Cô Tô sẽ đáp ứng được đa dạng dịch vụ của du khách.

Anh Phùng Văn Long, du khách đến từ thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ, Hà Nội phấn khởi chia sẻ: Đây là lần thứ hai anh đến với Cô Tô nhưng lần này cảm nhận Cô Tô đẹp hơn, phát triển hơn, con người thân thiện và hy vọng trong chuyến du lịch tiếp theo sẽ được trải nghiệm thêm nhiều dịch vụ du lịch mới. Đặc biệt anh Long ấn tượng khi đến Cô Tô lần này môi trường rất sạch sẽ, du khách không mang các loại chai nhựa, túi nilon lên đảo mà thay vào đó là những vật dụng thân thiện với môi trường.

Một số hoạt động khởi động chương trình kích cầu du lịch Cô Tô gắn với Lễ khai mạc là Giải đua thuyền Kayak tại bãi biển tình yêu; Giải bơi lội vòng quanh đảo Cô Tô con (chiều dài gần 8 km); Trưng bày sản phẩm đặc sản OCOP Cô Tô; Triển lãm ảnh đẹp; cây Tùng Cô Tô; gian hàng giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw