Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp "trồng người"

LCĐT - Bắt đầu vào nghề dạy học từ năm 1997, với 25 năm công tác, trong đó có 13 năm dạy học ở huyện vùng cao Văn Bàn, 12 năm công tác ở thành phố Lào Cai, cô giáo Lê Thị Mùi, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã dìu dắt bao thế hệ học sinh trưởng thành. Cô giáo Lê Thị Mùi là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, tinh thần nỗ lực vượt khó, tích cực đổi mới giáo dục của thành phố Lào Cai.

Nỗ lực đổi mới, xây dựng trường học  hạnh phúc

Năm học 2022 -2023, lớp 3A2, Trường Tiểu học Lê Văn Tám có 40 học sinh. Đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc, sáng thứ 6 hằng tuần, học sinh lại hào hứng chờ đợi tới giờ sinh hoạt lớp. Lý do đơn giản vì giờ sinh hoạt lớp, các em được tham gia nhiều hoạt động do cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Mùi tổ chức, giúp các em thêm vui vẻ, đoàn kết, gắn bó, cùng nhau xây dựng tập thể lớp học hạnh phúc. Cùng với đó, cô giáo Mùi còn duy trì hoạt động hòm thư “Điều em muốn nói” của lớp học. Qua những lá thư của học sinh, cô hiểu thêm mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của các trò. Từ đó, cô trò hiểu nhau hơn, cô Mùi có định hướng giúp các em thêm tiến bộ.

Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" ảnh 1
Niềm hạnh phúc của cô giáo Lê Thị Mùi là được chăm lo, dìu dắt các học trò thân yêu.

Ngoài những hoạt động trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp, cô giáo Lê Thị Mùi tích cực tổ chức các buổi trải nghiệm để học sinh được rèn kỹ năng sống cũng như rèn ý thức đạo đức, nâng cao năng lực, phẩm chất của người học sinh, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học, luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và “Hạnh phúc khi được đến trường”.

Năm học 2022 -2023, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai nói chung, Trường Tiểu học Lê Văn Tám nói riêng tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt chuyên môn góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tham gia vào những hoạt động đó, cô giáo Lê Thị Mùi luôn là người được Ban giám hiệu nhà trường “chọn mặt gửi vàng” trực tiếp đứng lớp với những giờ dạy chuyên đề Stem cấp tỉnh, cấp thành phố. Mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề là một lần cô được chia sẻ, trao đổi cùng đồng nghiệp  kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, sáng tạo của bản thân để giờ dạy thành công nhất.

Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" ảnh 2
Cô giáo Lê Thị Mùi tích cực tham gia các đợt sinh hoạt chuyên đề của ngành giáo dục.

Theo Nhà giáo ưu tú Bùi Thị Kim Chi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám, cô giáo Lê Thị Mùi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và cùng đồng nghiệp xây dựng Sáng kiến "Giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Lào Cai" được công nhận là sáng kiến cấp tỉnh năm 2020. Việc áp dụng sáng kiến đã tạo môi trường học tập, làm việc thân thiện cởi mở, tôn trọng và yêu thương; tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong nhà trường, giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với cha mẹ học sinh; giáo viên, học sinh khi sống và làm việc trong nhà trường luôn vui vẻ, hăng say, sáng tạo, yêu trường, yêu lớp, từ đó hiệu quả công tác và học tập có chuyển biến rõ rệt.

Cô giáo tâm huyết, nhiệt tình với công việc

Không chỉ làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, trong suốt quá trình dạy học và công tác ở nhiều trường học khác nhau, cô giáo Lê Thị Mùi luôn được các đồng nghiệp quý mến, tin tưởng. Với vai trò là Tổ trưởng chuyên môn tại nhiều trường học đã từng công tác, cô giáo Lê Thị Mùi luôn có những giải pháp kịp thời để nâng cao chất lượng giáo viên, chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn và các hoạt động phong trào. Cô cũng luôn nỗ lực tìm tòi, cải tiến trong công tác hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn giáo viên, bồi dưỡng, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho nhiều giáo viên qua công tác dự giờ, thăm lớp, qua các hội thảo chuyên đề cấp tổ, cấp trường, nhiều giáo viên đã được bồi dưỡng là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. 

Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" ảnh 3
Cô giáo Lê Thị Mùi có nhiều đóng góp xây dựng "Trường học hạnh phúc" tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám.

 Hiện nay, đang là giáo viên công tác tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Lào Cai, nhưng cô giáo Lê Thị Mùi không thể quên những năm tháng gắn bó với nhiều trường học vùng cao của huyện Văn Bàn như ở các xã: Dần Thàng, Hòa Mạc, Dương Quỳ, Minh Lương. Năm 2010 được chuyển công tác về thành phố Lào Cai, cô giáo Lê Thị Mùi tiếp tục hành trình lên vùng cao dạy học tại Trường Tiểu học và THCS Tả Phời số 2 khi ngôi trường mới được thành lập chưa lâu. Ở nơi vùng khó, được bầu làm Chủ tịch Công đoàn trường, cô giáo Mùi tích cực tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, cùng các thầy, cô giáo bám trường, bám lớp, đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn. 

Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" ảnh 4
Trong năm học, cô giáo Lê Thị Mùi cùng nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm bổ ích.

Tiếp đó, 10 năm làm Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học Lê Văn Tám, cô giáo Lê Thị Mùi đã cùng Ban chấp hành xây dựng được mối đoàn kết nội bộ, phát huy có hiệu quả các phong trào thi đua "Hai tốt", "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà",... Đặc biệt, với nhiều đóng góp trong phong trào "Phòng giúp phòng - trường giúp trường", cô Mùi 3 lần được trao tặng Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, năm 2021 cô được trao tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

Giúp đỡ đồng nghiệp trở thành giáo viên dạy giỏi

25 năm trong nghề dạy học, nhìn lại quá trình không ngừng nỗ lực phấn đấu và cống hiến, cô giáo Lê Thị Mùi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, cô Mùi đã có 13 năm được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 3 năm vinh dự được nhận Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, 1 năm được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2021 - 2022, cô giáo Lê Thị Mùi vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích trong công tác giáo dục. 

Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" ảnh 5
Cô giáo Lê Thị Mùi cùng các cô giáo Trường Tiểu học Lê Văn Tám xây dựng tập thể đoàn kết, đổi mới, sáng tạo.

Được biết, trong quá trình dạy học, cô giáo Lê Thị Mùi không chỉ tự mình nỗ lực vươn lên trở thành giáo viên dạy giỏi mà đã không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ về chuyên môn để nhiều thầy, cô giáo trẻ trở thành giáo viên dạy giỏi các cấp. Tiêu biểu như các cô giáo Hoàng Thị Huấn, Vũ Thị Thường, Chu Hồng Nga (Trường Tiểu học Lê Văn Tám) đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm học 2020 - 2021; cô giáo Chu Hồng Nga đạt giải Nhì cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2022 - 2023.

Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" ảnh 6

Chia sẻ về những thành công trong sự nghiệp “trồng người”, cô giáo Lê Thị Mùi cho biết: Là giáo viên, điều quan trọng nhất là yêu nghề, mến trẻ, đam mê và cống hiến cho công việc. Tôi thực sự phấn khởi vì đã được các cấp, các ngành ghi nhận những nỗ lực cống hiến của mình trong những năm qua. Đó là nguồn động viên, động lực để tôi tiếp tục cống hiến nhiều hơn. Với tôi, phần thưởng quan trọng nhất chính là sự tiến bộ của học sinh, niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh và sự trưởng thành trong sự nghiệp “trồng người” của các đồng nghiệp trẻ nơi mình công tác. 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Như mạch nguồn chảy mãi, người Bố Y ở vùng “đất thép” Mường Khương vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ trang phục, thói quen sinh hoạt đến các điệu dân ca, dân vũ. Một ngày đến với bản nhỏ Lao Hầu ở xã Thanh Bình, được hòa mình vào những điệu dân vũ là một ngày được “sống” trong những giá trị văn hóa bao đời.

Đồng bào dân tộc thiểu số học Bác

Đồng bào dân tộc thiểu số học Bác

Xã Mường Hum (huyện Bát Xát) cách trung tâm huyện 32 km; xã có 5 thôn, nơi đây tập trung 8 dân tộc sinh sống, trong đó người Giáy và người Dao chiếm đa số. Địa hình dốc, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng người dân trong xã đã nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, xuất hiện nhiều điển hình phát triển kinh tế với mô hình mới, có sức lan tỏa.

Học theo Bác gắn với nhiệm vụ chuyên môn

Học theo Bác gắn với nhiệm vụ chuyên môn

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, ngành Thi hành án dân sự tỉnh đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thi hành án, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chi bộ Trường THCS Ngô Văn Sở học và làm theo Bác

Chi bộ Trường THCS Ngô Văn Sở học và làm theo Bác

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành khẩu hiệu, nhiệm vụ chung của bất cứ cơ quan, đơn vị hay tổ chức, cá nhân nào. Đối với một trường học, điều này lại càng trở nên quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả công tác dạy và học.

Khúc khải hoàn trong ký ức những cựu chiến binh

Khúc khải hoàn trong ký ức những cựu chiến binh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi xa gần 50 năm, nhưng câu chuyện về những năm tháng cầm súng bảo vệ Tổ quốc, về ngày non sông vang khúc khải hoàn (30/4/1975) vẫn vẹn nguyên trong ký ức của những người lính - những thanh niên thời đại Hồ Chí Minh năm nào.

Những cô gái đam mê bắn nỏ

Những cô gái đam mê bắn nỏ

Môn bắn nỏ với những đặc trưng những tưởng chỉ phù hợp với nam giới nhưng tại sân chơi bắn nỏ Lào Cai vẫn có những “bóng hồng” đam mê đường tên bay, thậm chí là những “thiện xạ”.

Vượt gian lao nơi " Trường Sa cạn"

Vượt gian lao nơi " Trường Sa cạn"

Những ai đã từng đến vùng đất Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương) - nơi đầu nguồn sông Chảy - hẳn không thể quên mảnh đất khát được ví như “Trường Sa cạn”. Ở nơi ấy, vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn, những cán bộ, chiến sỹ  công an đang từng ngày giữ bình yên cho Nhân dân.

Hội thảo “Báo Đảng với việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Hội thảo “Báo Đảng với việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Chiều 22/4, tại thành phố Đông Hà, Báo Quảng Trị tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, lần thứ 10 (vòng 4) với chủ đề “Báo Đảng với việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”.

Lá cờ đầu trong phát triển kinh tế ở Nậm Pung

Lá cờ đầu trong phát triển kinh tế ở Nậm Pung

Sau nhiều năm công tác ở Đảng ủy, UBND xã Nậm Pung, năm 2021, ông Tẩn Sài Chiêu, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Pung nhận quyết định nghỉ hưu. Với nhiều người, nghỉ hưu là để nghỉ ngơi, an dưỡng, nhưng với ông Chiêu lại là quãng thời gian thực hiện các ý tưởng phát triển kinh tế ấp ủ đã lâu.

Đam mê nghề “thư ký thời đại”

Đam mê nghề “thư ký thời đại”

Báo Lào Cai – Báo Lào Cai hiện có số nhà báo nữ chiếm quá nửa quân số. Điều này cho thấy trong nghề báo, hầu như không có sự phân biệt yếu tố giới tính cũng như ưu tiên đối với nữ giới trong “cuộc chạy đua” đưa thông tin đến bạn đọc.

Hướng về cơ sở bằng trăm nghìn việc tốt

Hướng về cơ sở bằng trăm nghìn việc tốt

Nhiệm vụ chính và thiêng liêng là bảo vệ sự vẹn toàn chủ quyền biên giới quốc gia song bên cạnh đó, các đơn vị bộ đội biên phòng Lào Cai còn làm tốt công tác giúp đỡ Nhân dân vùng biên giới có cuộc sống tốt hơn bằng những việc làm cụ thể, sát thực. Nhờ đó mà tình “quân dân cá nước” ngày càng bền chặt, hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” tô thắm trong lòng Nhân dân các dân tộc dọc dải đất biên cương.

Đảng viên là hạt nhân trong xây dựng thôn kiểu mẫu

Đảng viên là hạt nhân trong xây dựng thôn kiểu mẫu

Báo Lào Cai - Từ trung tâm xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa), chúng tôi ngược dốc lên thôn Tả Chải - nơi được coi là “thủ phủ” của hoa địa lan và nhất chi mai. Con đường bê tông bám vào sườn dốc ven núi dẫn chúng tôi đến những ngôi nhà khang trang nổi bật giữa những vườn hoa đang rực rỡ sắc xuân. Đây là diện mạo của một thôn vùng cao đã vượt qua không ít khó khăn để 4 năm liền duy trì danh hiệu “thôn kiểu mẫu”.

fb yt zl tw