Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Trong vài năm gần đây, sa nhân được coi là cây giúp “xóa đói, giảm nghèo” đối với nhiều hộ ở xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương). Tuy nhiên thời gian qua, cây sa nhân liên tục mất mùa, mất giá khiến nhiều hộ phải chặt bỏ dù còn “nặng lòng” hy vọng.

Một thời hoàng kim

Được đánh giá là cây mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng truyền thống nên trong một thời gian ngắn, cây sa nhân đã tạo nên “cơn sốt” đối với người dân huyện Mường Khương, tổng diện tích lên đến gần 1.368 ha, được trồng tại 16/16 xã, thị trấn, trong đó diện tích thu hoạch năm 2022 là 1.100 ha, năng suất trung bình 1,5 tấn/ha, sản lượng đạt 1.650 tấn, giá bán bình quân 45.000 đồng/kg, giá trị sản lượng ước đạt 74,25 tỷ đồng.

Xã Nậm Chảy được coi là địa phương đi đầu trong phát triển cây sa nhân hàng hóa của huyện. Được trồng trên diện rộng từ năm 2015, cây sa nhân nhanh chóng giúp nhiều hộ ở Nậm Chảy thoát nghèo và đến năm 2018 thì nơi đây được coi là “thủ phủ” của cây dược liệu này.

S3.jpg

Theo nhiều hộ trồng, khi sa nhân được giá, 1 kg quả tươi có giá tới 250.000 đồng. Người dân Nậm Chảy cũng vì thế mà bảo nhau trồng. Nhiều diện tích rừng sản xuất, nương ngô được chuyển sang trồng sa nhân. Nhất là thời điểm quả sa nhân được giá, bất kỳ khoảng trống nào từ đồi cao, nương ngô đến ven bờ suối cũng thấy cây trồng này. Đến năm 2016, toàn bộ 11 thôn của xã trồng cây sa nhân và năm 2018 là thời điểm “hoàng kim” nhất của cây sa nhân tại xã, diện tích đạt gần 500 ha. Khi ấy, ai cũng nghĩ cây sa nhân sẽ mang lại lợi ích kép, có nhiều triển vọng và cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nhiều hộ thậm chí đã đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống lò sấy bằng than để chủ động bảo quản quả.

Niềm vui… chẳng tày gang

Tưởng rằng cây sa nhân sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững của người dân Nậm Chảy, nhưng khi người trồng sa nhân đang mải mê “ôm mộng” đổi đời thì thị trường bị “dội gáo nước lạnh”. Từ cuối năm 2019, thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế thu mua, có thời điểm dừng mua. Vụ sa nhân trong 2 năm qua có giá quả tươi chỉ khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg, bằng 1/10 giá những năm trước.

Theo một số tiểu thương thu mua sa nhân, trước kia quả sa nhân được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dưới hình thức kinh doanh biên mậu, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019, phía Trung Quốc tăng cường quản lý xuất - nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, đồng thời thực hiện chặt chẽ truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản Việt Nam. Trong khi đó, quả sa nhân chưa có trong danh mục nông sản Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc nên không thể làm thủ tục xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn. Còn nếu xuất qua nước thứ 3 rồi đưa vào thị trường Trung Quốc thì chi phí trung gian cho việc bảo quản, chuyển tải, giao dịch tăng nhiều, khiến lợi nhuận giảm.

S4.jpg

Đến các thôn của xã Nậm Chảy, phóng viên ghi nhận, do đầu ra cho quả sa nhân khó nên việc chăm sóc cây sa nhân không còn được quan tâm như trước, cây chủ yếu sống nhờ “nước trời”. Thậm chí tại nhiều nơi, cây sa nhân đã bị người dân chặt bỏ, đốt hàng loạt. Một số hộ vay vốn mua giống trồng cây sa nhân nay rơi vào thế mắc kẹt: Để thì mất công chăm mà chặt đi thì tiếc.

Mặc dù là người trồng cây sa nhân lâu năm tại địa phương nhưng anh Lèng Sử Hòa (thôn Lùng Phìn A) cũng không biết vì lý do gì mà vài năm nay vườn sa nhân không đậu quả như trước. Ngoài ra, giá sa nhân thấp nên gia đình anh quyết định phá bỏ phần lớn để trồng cây khác. Anh Hòa cho biết: Từ năm 2017, gia đình tôi trồng hơn 2 ha sa nhân, thu nhập mỗi vụ hơn 100 triệu đồng. Nhưng 2 năm gần đây giá thấp, chỉ được 25.000 đồng/kg nên tôi đã chặt bỏ và chuyển sang trồng cây khác như ngô, chuối.

Gia đình anh Tẩn Si Phủ ở thôn Sảng Lùng Phìn cũng đứng ngồi không yên. Anh dẫn chúng tôi đi thăm vườn sa nhân mà chỉ cách đây 2 năm từng mang lại nguồn thu lớn cho gia đình. Anh rầu rĩ bảo năm nay nắng hạn kéo dài, cây sa nhân ra rất ít hoa, báo trước một vụ mùa thất thu. “Cây đậu quả ít, giá bán tụt thảm hại. Nếu thời gian tới cây sa nhân không còn hiệu quả, tôi đành phải chặt bỏ và chuyển sang trồng ngô”, anh Phủ nói.

A4.jpg
Cơ sở sấy quả sa nhân tại xã Nậm Chảy được đầu tư xây dựng với số vốn hàng trăm triệu đồng có nguy cơ đóng cửa vì thiếu nguyên liệu.

Trao đổi với phóng viên, ông Cư Thọ, Chủ tịch UBND xã Nậm Chảy cho biết: Ngay từ khi cây sa nhân du nhập về địa phương, chúng tôi đã xác định đây là loại cây trồng có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng. Đặc biệt, hiện nay loại quả này chưa có trong danh mục xuất khẩu sang Trung Quốc nên đầu ra bấp bênh. Vì vậy, chính quyền xã không khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Tới đây, xã tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi dần diện tích sang trồng cây khác để tạo sinh kế bền vững cho người dân.

A3.jpg
Ông Vương Ngọc Sơn, thôn Thính Chéng đang tính sẽ phá bỏ diện tích cây sa nhân của gia đình mình để chuyển sang trồng ngô.

Sau một thời gian gắn bó với cây sa nhân, nhiều hộ như gia đình anh Hòa, anh Phủ ở xã Nậm Chảy bắt đầu chặt bỏ để chuyển sang trồng cây khác. Đây là bài học cần được người dân và chính quyền địa phương rút ra để tránh điệp khúc “trồng rồi chặt”. Thực tế đã chứng minh khi một cây trồng mới xuất hiện mà không có sự kiểm chứng về sự phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường tiêu thụ… để phát triển bền vững thì chỉ có lợi trước mắt và một số ít người được lợi nhờ bán cây giống, còn đa phần những người theo sau sẽ thua trắng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Chiều 7/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Trước đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Kiên, chị Hoàng Thị Xuyến, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Nhiều lần anh chị tìm hướng phát triển kinh tế mới nhưng tính đường nào cũng vướng: muốn chuyển sang trồng trọt chuyên canh thì diện tích đất sản xuất không đủ; chuyển sang chăn nuôi lợn, gà thịt thì giá bấp bênh và không cạnh tranh được với những hợp tác xã, hộ chăn nuôi lâu năm...

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế-xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Những ngày đầu tháng 5, tại Lào Cai đã có những đợt nắng nóng khiến nhu cầu mua sắm các thiết bị làm mát như quạt hơi nước, máy điều hòa có chiều hướng tăng, đưa thị trường điện máy bắt đầu vào mùa cao điểm. Ghi nhận tại nhiều cửa hàng và siêu thị điện máy trên địa bàn thành phố cho thấy sức mua tăng từ 30% - 50% so với các tháng trước.

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

Phía sau những siêu xe tải hằng ngày cõng trên mình cả trăm tấn đất đá, quặng đồng leo đèo, vượt dốc trên khai trường là những kỹ sư, công nhân ở xưởng sửa chữa cần mẫn, tỉ mỉ bảo dưỡng, chăm chút từng chi tiết. Mỗi chiếc xe rời xưởng, vận hành an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị là niềm vui lớn nhất đối với mỗi người thợ nơi đây.

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

fb yt zl tw