Chuyện kể về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Chuyện kể về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc (NXB Kim Đồng) là câu chuyện có thực về mười cô gái thanh niên xung phong đã khắc ghi tên mình trên một chặng đường lịch sử của dân tộc.
Cuốn sách được chuyển tải bằng hình thức truyện tranh theo lời kể của Hoài Lộc cùng những hình ảnh gần gũi và giản dị của nhóm Cloud Pillow Studio.
Đó là mười cô gái tuổi đôi mươi, trong tay chỉ có cuốc xẻng nhằm bảo đảm mạch máu giao thông ra chiến trường không bao giờ tắc. Nơi các cô chiến đấu ngày đêm được mệnh danh là "Tọa độ chết” - Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), là huyết mạch trên đường Trường Sơn, điểm giao của mọi cung đường từ Bắc vào Nam. Giặc điên cuồng trút bom cày xới từng thước đất nơi đây. Vào ngày định mệnh, quả bom ác nghiệt đã cướp đi sinh mạng của mười cô gái thanh niên xung phong khi tuổi đời của họ còn rất trẻ. Họ vĩnh viễn nằm lại, cùng tuổi thanh xuân đi vào lòng đất mẹ.
Sự hy sinh anh dũng của mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc là lời tố cáo mãnh liệt tội ác của chiến tranh, thức tỉnh trái tim yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Lần đầu tiên, câu chuyện về cuộc đời 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc được kể lại với hình thức truyện tranh, góp phần quan trọng tái hiện cuộc đời và sự hy sinh anh dũng của các chị như một bộ phim hùng tráng giàu cảm xúc, giúp thế hệ trẻ hiểu thêm một phần lịch sử dân tộc, ghi nhớ công ơn những thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu làm nên hòa bình cho hôm nay và mai sau. 
(Theo Tin tức)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw