Chuyển biến ở “lõi nghèo” của tỉnh

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai ưu tiên nhiều chính sách, kế hoạch, dự án đầu tư tại 10 xã "lõi nghèo" của tỉnh, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo tại đây mỗi năm ở mức 2 con số, như năm 2024 tỷ lệ giảm nghèo chung là 11,06%. Cùng với đó, đời sống mọi mặt của người dân tại các xã nghèo được nâng lên, các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh ngày càng phổ biến.

la-pan-tan-1.jpg
Trung tâm xã La Pan Tẩn hôm nay. Ảnh: Cao Chung (Trung tâm VH, TT - TT Mường Khương).

Lâu rồi chúng tôi mới có dịp trở lại Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) - 1 trong 10 xã diện “lõi nghèo” của tỉnh. Đổi thay rõ nhất dễ dàng nhận ra là dọc hai bên đường vào xã, nhất là khu vực trung tâm, nhiều nhà ở dân cư kiên cố mới được dựng lên. Đối diện trụ sở UBND xã, bên kia đường có ít nhất 4 ngôi nhà kiên cố đồng loạt thi công xây dựng. Nhìn những hàng sắt thép vươn cao lên nền trời - dấu hiệu của những ngôi nhà khung cứng, nhà cao 2 - 3 tầng, ai nấy đều thấy ấm lòng. Gia chủ không nói ra nhưng chúng tôi hiểu rằng số tiền hỗ trợ của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng cho mỗi hộ là phần nhỏ, nội lực của các hộ dân mới là chủ đạo để xây dựng nên những công trình nhà ở kiên cố kia. Một sự đổi thay rõ ràng, tích cực vượt lên trên những con số trong báo cáo, sổ sách.

img-8517.jpg
Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy tặng quà cho hộ nghèo tại xã Lùng Khấu Nhin.

Đón chúng tôi tại trụ sở UBND xã Lùng Khấu Nhin là anh Lù Tính, Chủ tịch Hội Nông dân xã. Anh hồ hởi thông tin hội vừa tổng kết công tác năm 2024, toàn xã có 78 hộ được công nhận sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (chiếm 11,2% hộ toàn xã). Tiêu biểu có gia đình chị Lù Thị Don (thôn Sín Lùng Chải) là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi được cấp Trung ương công nhận với mô hình cửa hàng kinh doanh tổng hợp và trồng chuối mô trên diện tích hơn 1 ha, trồng quýt trên nương ngô kém hiệu quả.

060a8573.jpg
Hàng loạt hộ nghèo xã Lùng Khấu Nhin được hỗ trợ làm nhà mới.

Tiêu biểu trong danh sách hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh có gia đình anh Nùng Văn Vinh (thôn Na Cạp) với mô hình trồng hơn 2 ha quýt, phát triển cây na giống mới và hằng năm thu hoạch gần 3 tấn thóc đặc sản Séng cù. Ngoài ra còn có gia đình anh Lù Tỉn Sèng (thôn Sín Lùng Chải) trồng 2 ha chè; gia đình anh Lùng Tải Sèng (thôn Ma Ngán) mua 2 xe ô tô làm dịch vụ vận tải, trồng diện tích lớn lạc hoa, quýt ngọt; hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện phải kể tới gia đình ông Tẩn Seo Hỳ, Lèng Văn Khởi (thôn Na Cạp), ông Giàng Mìn Phừ, bà Sản Thị Chấn (thôn Ma Ngán)…

060a8637.jpg
Một hộ nghèo tại xã Lùng Khấu Nhin xây dựng nhà kiên cố.

Theo anh Lù Tính, dù số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi còn khiêm tốn nhưng đây là những nhân tố rất quan trọng của phong trào thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn. Với Hội Nông dân xã, thời gian qua đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Hội coi trọng việc khích lệ, động viên hội viên, nông dân đổi mới tư duy và cách làm, tích cực ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đưa cây, con mới vào sản xuất. Hiện, xã có 432 hộ hội viên nông dân dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng dư nợ 33,9 tỷ đồng; 129 hộ dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) huyện với tổng dư nợ 4,1 tỷ đồng. Cuối năm 2022, xã có 387 hộ nghèo, chiếm 57,5% số hộ toàn xã; năm 2023, số hộ nghèo giảm còn 332 hộ, chiếm 48,5%. Cuối năm 2024, sau khi giảm 10,1%, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 37,4% với 254 hộ nghèo.

z6318016407609-e1e30cef85ef03c85acaef03d786ef64.jpg
Trung tâm xã Lùng Khấu Nhin nhìn từ trên cao. Ảnh: Cao Chung (Trung tâm VH, TT - TT Mường Khương).

Còn tại Pa Cheo (huyện Bát Xát) - xã nghèo nhất trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 64,8%, nhờ các giải pháp giảm nghèo tích cực mà con số này năm 2023 còn 55,67%, năm 2024 còn 47,3%. Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Pa Cheo cho hay: Trong những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã tập trung phát triển mô hình sản xuất hàng hóa như cây lê VH6, các mô hình chăn nuôi. Toàn xã hiện có 56 ha lê đang cho thu hoạch ổn định; 1.249 con lợn đen thương phẩm, sản lượng xuất chuồng năm 2024 đạt 49,5 tấn, doanh thu đạt 3,96 tỷ đồng; tổng đàn ngựa là 147 con, một nửa số đó là từ các dự án hỗ trợ phát triển.

img-5377.jpg
Ngày mới ở trung tâm xã Pa Cheo

Ngày 24/5/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 20-NQ/TU về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phân công các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trực tiếp giúp đỡ 10 xã đặc biệt khó khăn: La Pan Tẩn, Tả Thàng, Lùng Khấu Nhin, Tả Ngài Chồ, Dìn Chin (Mường Khương); Lùng Cải, Hoàng Thu Phố (Bắc Hà); Pa Cheo, Dền Thàng (Bát Xát); Nậm Chày (Văn Bàn).

img-5368.jpg
Công trình trường học mới được đầu tư xây dựng tại xã Pa Cheo.

Những năm qua, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo sát sao công tác phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã nghèo. Hằng năm tổ chức nhiều buổi làm việc trực tiếp, nắm tình hình khó khăn của các xã về công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 19/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 239/KH-UBND triển khai Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó đề ra nhiều giải pháp quyết liệt, sáng tạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh. Yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành được phân công trực tiếp đi cơ sở khảo sát, nắm tình hình, xây dựng kế hoạch làm việc với Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, tham gia xây dựng, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn.

n3.jpg
Nhân dân xã Lùng Cải tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Viết Vinh.

Những năm gần đây, các chính sách, kế hoạch, dự án phát triển của tỉnh đều dành sự ưu tiên nhất định với vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có 10 xã nghèo nhất. Nổi bật là công tác tạo nguồn, đào tạo, tuyển dụng, luân chuyển cán bộ các xã đặc biệt khó khăn; công tác hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm; bố trí nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế. Đặc biệt, với cơ sở hạ tầng, tỉnh đã dành nguồn lực gần 1.000 tỷ đồng để đầu tư 235 công trình giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế, trụ sở làm việc... trong khoảng 4 năm qua cho các xã đặc biệt khó khăn.

z6318013629720-718fc4f121ab35eae6522c6dc46a6469.jpg
Xã nghèo Tả Thàng trong nắng mới. Ảnh: Cao Chung (Trung tâm VH, TT - TT Mường Khương).

Tại 10 xã “lõi nghèo” của tỉnh, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong khoảng 50 - 70%, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong khoảng 60 - 80%; thậm chí xã Dìn Chin cách đây 3 năm có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên tới 90%. Với sự vào cuộc trực tiếp, chỉ đạo sát sao của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và việc triển khai với tinh thần quyết tâm, nỗ lực cao của các sở, ngành, đơn vị của tỉnh, các địa phương, kinh tế - xã hội tại 10 xã nghèo đã có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn đều ở mức 2 con số, điển hình như năm 2024 giảm 11,06% hộ nghèo (tương đương 646 hộ thoát nghèo); tỷ lệ hộ nghèo tại 10 xã đến nay đã dưới 50%, cao nhất là xã Pa Cheo với 47,3%, thấp nhất là xã Nậm Chày (Văn Bàn) với 29,6%. Dù cách mục tiêu Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khá xa nhưng thành công bước đầu về giảm nghèo bền vững tại 10 xã đặc biệt khó khăn là rất đáng khích lệ, trở thành nền tảng, nguồn động viên to lớn để các địa phương phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 7 xã mới của huyện Bát Xát sau khi sáp nhập

[Infographic] 7 xã mới của huyện Bát Xát sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 20 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bát Xát (gồm 19 xã và 1 thị trấn) để thành lập 7 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bát Xát, Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý, A Mú Sung, Trịnh Tường, Bản Xèo.

Đoàn công tác Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản

Đoàn công tác Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản

Sáng 8/5, Đoàn công tác Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai do đồng chí Mã Én Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản Vesak, Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Quang cảnh buổi làm việc.

Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

Sáng 8/5, tại tỉnh Yên Bái, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, công tác hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bảo Yên sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bảo Yên sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bảo Yên (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bảo Yên, Nghĩa Đô, Thượng Hà, Xuân Hòa, Phúc Khánh, Bảo Hà.

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Ngày 7/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch 47/KH-MTTQ-BTT tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lào Cai về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo số 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 về Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bắc Hà (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Bắc Hà, Cốc Lầu, Bảo Nhai, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình.

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

fb yt zl tw