Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Năm 2024, quả chuối ngự (xưa là cống phẩm tiến vua) có thời cơ “lên ngôi” khiến người nông dân ở Bảo Thắng phấn khởi và tự tin cho kế hoạch phát triển cây trồng này trong những năm tới. Dù chưa phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây chuối ngự đang có cơ hội gia tăng diện tích bởi lợi thế và tiềm năng lớn...

060a0117.jpg
Một khu vườn chuối "cống phẩm" tại xã Thái Niên.

Tại huyện Bảo Thắng, cây chuối ngự có mặt từ khoảng gần 20 năm về trước, phân bố rải rác ở các xã ven sông Hồng, như Thái Niên, Sơn Hà, Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, với tổng diện tích khoảng 25 đến 30 ha. Theo giới thiệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi đi thực tế tại xã Sơn Hải, thời kỳ cao điểm xã có khoảng 15 ha, do chuối thoái hóa chưa kịp thay thế, chuối mắc bệnh và ngập úng bởi cơn lũ tháng 9/2024 khiến diện tích chuối của xã giảm còn khoảng 10 ha.

060a1619.jpg
Một vườn chuối ngự tại xã Sơn Hải.

Ở Sơn Hải, truyền thống lâu năm nhất về trồng chuối ngự là thôn Soi Trát. Hôm chúng tôi đến, hai bên đường bê tông kiên cố dẫn tới thôn tràn ngập màu xanh của chuối ngự đang thì tươi tốt. Giao thông thuận lợi, thương lái tới tận nhà, tận vườn mua chuối, giảm được giá cước vận chuyển nên mua bán nhanh gọn, người trồng chuối cũng không bị ép giá như nhiều năm trước.

beige-white-cream-elegant-floral-wedding-picture-collage-photobook.jpg

Cùng cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Sơn Hải là anh Phan Thanh Hải và Trưởng thôn Soi Trát Hoàng Văn Hồng, chúng tôi tới tham quan vườn chuối hơn 400 khóm của ông Đào Nguyên Vĩnh, hộ đứng tốp đầu về diện tích chuối của thôn. Ông Vĩnh có cách làm hay là sử dụng đường ống nhựa dẫn chất thải từ chăn nuôi lợn bón cho chuối.

Cách làm này vừa giảm nhân công chăm sóc, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm chăn nuôi vào trồng trọt, lại nâng cao chất lượng, sản lượng chuối ngự. Toàn bộ khoảng vườn rộng quanh nhà ông Vĩnh dành trồng chuối ngự, với giá quả chuối dao động từ 19 đến 22 nghìn đồng/kg, trung bình mỗi tuần gia đình thu 4,5 đến 5 triệu đồng. Dự kiến năm nay, vườn chuối mang lại nguồn thu cho gia đình ông Vĩnh khoảng 170 đến 180 triệu đồng.

060a1865.jpg
Chuối chuẩn bị vận chuyển về xuôi.

Ngoài ông Vĩnh, thôn Soi Trát còn có những hộ trồng 200 đến 400 gốc chuối ngự như ông Nguyễn Huy Tân, ông Phạm Văn Hào. Trưởng thôn Hoàng Văn Hồng cũng trồng mấy trăm khóm chuối, tập trung chủ yếu trên đất bãi sông Hồng nhưng thật không may đợt lũ lớn vừa qua khiến toàn bộ diện tích chuối tại đây bị hư hại, gia đình đang gom giống để trồng lại.

Năm 2023, chuối ngự tại Bảo Thắng có giá khoảng 12 đến 14 nghìn đồng/kg, tính ra 1 ha chuối mang lại nguồn thu khoảng 100 đến 120 triệu đồng, năm nay con số này tăng lên khoảng 180 đến 200 triệu đồng, nhờ giá chuối tăng lên. “Mức đầu tư với cây chuối ngự như thế nào?” - Tôi hỏi. Ông Hồng phân tích: Không kể nhân công, chi phí trực tiếp gồm tiền giống 7 đến 10 nghìn đồng/cây; khi chuối cho quả, mỗi khóm chuối bón 1 bao phân gà có giá 30 nghìn đồng; phân bón tổng hợp (chủ yếu là phân lân) 20 đến 25 nghìn đồng. Vụ thu hoạch chính kéo dài từ tháng 4 đến hết năm, mỗi khóm chuối cho 2 đến 5 buồng mỗi năm, giá bán như năm nay mỗi khóm mang lại nguồn thu 300 đến 600 nghìn đồng. Chuối có tính tái sinh tốt, nhưng để tránh chuối bị thoái hóa, giảm năng suất, chất lượng, hạn chế sâu bệnh hại, khoảng 4 đến 6 năm cần trồng thay thế một lần.

moi.jpg

Chuối ngự không phải cây trồng chủ lực nhưng đang phát huy vai trò thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình ở thôn Soi Trát. Trưởng thôn Hoàng Văn Hồng cho biết, một phần nhờ trồng cây được mệnh danh “cống phẩm tiến vua” mà toàn thôn có 104 hộ, rà soát năm 2024 thôn chỉ còn 2 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo, là thôn có ít hộ nghèo nhất của xã Sơn Hà.

060a0151.jpg
Anh Lê Văn Dưỡng bên vườn chuối ngự hơn 2000 gốc.

Tại xã Thái Niên, dù diện tích chuối ít hơn nhưng vẫn có những hộ điển hình như anh Lê Văn Dưỡng, 54 tuổi, ở thôn Lượt trồng hơn 2.000 gốc chuối ngự. Anh Dưỡng cũng là người có công đầu của xã Thái Niên về tận quê hương của cây chuối ngự là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam lấy giống về trồng; ngoài chuối quả, anh còn nuôi ươm và bán cây giống cho các hộ trong xã. Anh Dưỡng tâm sự: “Mình bán cây giống giá thấp hơn thị trường để bà con nhân rộng diện tích cây trồng kinh tế này. Chỉ khi thành vùng hàng hóa tập trung bà con mới liên kết tốt hơn, đầu mối tiêu thụ sẽ nhiều hơn, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn, khi đó giá bán mới cao và ổn định”.

060a1729.jpg
Chuối ngự chăm bón bằng phân gà là hiệu quả nhất.

Ông Nguyễn Thế Trường, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng cho hay, cây chuối ngự hợp với đất bán sơn địa, những nơi có độ ẩm không khí cao như các xã ven sông Hồng của huyện. Cây chuối ngự có sản phẩm nội tiêu, bán chủ yếu tại thị trường Hà Nội và các tỉnh miền xuôi nên giá cao và khá ổn định, hạch toán ra, người trồng chuối có thu nhập tốt hơn nhiều cây trồng khác.

060a1659.jpg
Trao đổi kinh nghiệm chọn giống chuối ngự.

Nhưng vì sao diện tích cây chuối ngự ở Bảo Thắng đến nay vẫn ở mức khiêm tốn, câu trả lời là kỹ thuật và bệnh tật. Không như chuối truyền thống, trồng và đợi lên quả, thu hái trong thời gian khá dài. Chuối ngự phải chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân đúng chủng loại và phòng bệnh tốt. Theo người có kinh nghiệm trồng chuối hơn 10 năm là Trưởng thôn Soi Trát, ông Hoàng Văn Hồng thì điều đáng lo ngại nhất với cây chuối ngự là bệnh vàng lá panama do vi-rút. Tuy nhiên, người dân nơi đây đã có cách điều trị hiệu quả là khi phát hiện chuối bị bệnh sẽ lập tức đào bỏ gốc chuối đó, khoanh vùng, dập dịch, phong tỏa bằng vôi bột để tránh lây lan.

Một biện pháp hiệu quả khác là mua cây giống sản xuất từ phương pháp cấy mô. Hiện tại, tỉnh Yên Bái đã có cơ sở sản xuất chuối ngự nhân giống bằng mô. Dù giá giống có cao hơn chuối bà con tự nhân giống nhưng chuối cấy mô kháng bệnh tốt, chất lượng quả cao, mã đẹp hơn và vườn chuối phát triển đồng đều, ra hoa cùng thời điểm. Mong rằng với kinh nghiệm, cách làm hay, giá bán sản phẩm ổn định, cây chuối ngự tại Bảo Thắng sẽ là cây làm giàu cho bà con nông dân địa phương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw