Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt chi hơn 106 tỷ hối lộ và đánh bóng tên tuổi

Cáo buộc cho rằng Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã bỏ ra hơn 106 tỷ đồng để hối lộ, đánh bóng tên tuổi… nhằm thu lợi bất chính.

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19.

Theo cáo buộc, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với ông Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN) để ông Hùng tác động ông Chu Ngọc Anh (nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN), Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN) quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm trái pháp luật.

Với mục đích được sản xuất, bán test xét nghiệm thu lời bất chính, Chủ tịch Việt Á đã tiếp tục cấu kết với ông Trịnh Thanh Hùng, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và ông Nguyễn Huỳnh (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế), Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) và các bị can khác thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á.

Bị can Phan Quốc Việt.

Cụ thể, để Công ty Việt Á được kiểm định test xét nghiệm; được nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức, biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á; và để thuận lợi cho việc bán sản phẩm test xét nghiệm trên cả nước, bị can Phan Quốc Việt cấu kết với các bị can thuộc Bộ KH&CN để được đề nghị tặng bằng khen đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho test xét nghiệm.

Ông Việt còn cấu kết với các bị can thuộc Bộ Y tế để được hiệp thương giá đã được nâng khống, chậm kiểm tra giá hiệp thương nhằm tạo mặt bằng giá test xét nghiệm; giới thiệu với các lãnh đạo tỉnh, thành phố để bán thương mại test xét nghiệm thu lời bất chính.

Để được các đồng phạm can thiệp, giúp đỡ như nêu trên, ông Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng.

Trong đó, bị can Việt đã 2 lần đưa hối lộ cho ông Trịnh Thanh Hùng với tổng số tiền 350.000 USD (tương đương 8,016 tỷ đồng); ông Việt trực tiếp và chỉ đạo Phó TGĐ Việt Á Vũ Đình Hiệp đưa hối lộ cho các bị can tại Bộ Y tế là ông Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Huỳnh (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc - Cục Quản lý dược, Bộ Y tế; nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Minh Tuấn (nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế) và Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế) tổng cộng 2,65 triệu USD (tương đương hơn 60 tỷ đồng) và 4 tỷ đồng.

Để tiêu thụ test xét nghiệm tại các địa phương với số lượng lớn và được thanh toán theo giá đã nâng khống, ông Phan Quốc Việt, Vũ Đình Hiệp và các nhân viên Công ty Việt Á đã thông đồng, câu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật về đấu thầu, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra.

Quá trình tiêu thụ test xét nghiệm, Chủ tịch Việt Á chỉ đạo các nhân viên tính toán và chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng; trực tiếp hoặc chỉ đạo ông Hiệp, bà Phan Tôn Noel Thảo (kế toán trưởng Công ty Việt Á) và Hồ Thị Thanh Thảo (thủ quỹ Công ty Việt Á) đưa hối lộ tổng cộng hơn 34 tỷ đồng cho các lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.

Cáo trạng xác định, tổng số tiền mà bị can Phan Quốc Việt đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng. Hành vi của Chủ tịch Việt Á gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Việc nhiều KOL, TikToker bị bắt vì trốn thuế 'khủng' thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng kinh doanh online. Theo chuyên gia, trong trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, cơ quan thuế có quyền mở rộng kiểm tra và truy thu đối với tất cả các tài khoản liên quan đến kinh doanh.

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

fb yt zl tw