Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ

Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò và những hoạt động tích cực của cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ, góp phần duy trì, củng cố đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt xa quê.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ ảnh 1
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và cộng đồng người Việt Nam ở Thuỵ Sỹ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ, chiều 27/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Bern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã có buổi gặp gỡ thân mật đại diện các hội đoàn, tổ chức hữu nghị và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nhiều bang trên đất nước Thụy Sĩ.

Tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Lê Linh Lan cho biết, cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ hội tụ nhiều nhà khoa học, doanh nhân và trí thức có uy tín làm việc trong các ngành và lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn như vật lý, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối…

Đặc biệt, cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ rất gắn bó, đoàn kết và luôn hướng về quê hương, đất nước, sống hữu nghị, chan hòa với nhân dân nước bạn.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam, bà Anjuska Weil cho biết, trong năm 2022, Hội sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (năm 1982).

Hội đã phát động nhiều phong trào trong từng giai đoạn cùng mục tiêu chung là “dành cả trái tim cho đất nước và con người Việt Nam.”

Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục dành tâm huyết của mình cho tình hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam; đấu tranh cho sự công bằng của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam…

Bên cạnh những chia sẻ về tình cảm với quê hương đất nước, buổi gặp gỡ trở lên sôi nổi, giàu cảm xúc khi bà con kiều bào nêu nhiều vấn đề tâm huyết với quê hương đất nước, trong đó bày tỏ vui mừng khi Đảng, Nhà nước xác định rất đúng hướng việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở trong nước, coi đây là động lực phát triển của đất nước.

Tiến sỹ Quy Võ Reinhard, đồng sáng lập, Giám đốc dữ liệu tại HIT Foundation ở Thụy Sĩ cho rằng, đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự liên kết liên ngành. Do đó, Việt Nam cần có một lộ trình cụ thể trong việc kết hợp giữa các bộ, ngành liên quan.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại buổi hội đàm với Tổng thống Thụy Sĩ, phía Việt Nam đã đề nghị, nâng cấp từ Ý Định thư xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo thành Nghị định thư giữa hai nước.

Đây là cơ sở quan trọng để Thụy Sĩ có thể chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực cho Việt Nam tốt hơn. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Quốc vụ khanh Ủy ban Nhà nước về các vấn đề giáo dục, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo Thụy Sĩ đã thỏa thuận, phối hợp để thực hiện.

Cùng với đó, theo yêu cầu của bạn, Việt Nam sẽ cử một phái đoàn khoa học công nghệ sang Thụy Sĩ để triển khai các thế mạnh về đổi mới sáng tạo.

Tiến sỹ Lưu Vĩnh Toàn, thành viên Ban chấp hành Hội thanh niên Việt Nam tại Thụy Sĩ, đại diện giới trí thức Việt Nam tại Thụy Sĩ bày tỏ mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa với quê hương, đất nước thông qua việc tiếp thu, lĩnh hội những tinh hoa khoa học công nghệ của Thụy Sĩ - quốc gia hàng đầu thế giới về chỉ số đổi mới sáng tạo. Từ đó góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ; đồng thời, tham gia giải quyết những vấn đề xã hội ở Việt Nam như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ ảnh 2
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chia sẻ tình cảm với quê hương, đất nước, đại diện bà con Việt kiều tại Thụy Sĩ bày tỏ khát khao sớm được trở về Việt Nam do cách trở vì dịch bệnh thời gian qua; bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đổi mới sáng tạo, từ đó, mở rộng các quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với Thụy Sĩ trong lĩnh vực này.

Cùng với đó, bà con cũng đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm và chú trọng đặc biệt đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đặc biệt là mô hình đào tạo kép để có nguồn nhân lực chất lượng cao - động lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Trân trọng trước những góp ý, đề xuất của bà con tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến Kết luận số 12-KL/TW của Trung ương mới đây về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Theo đó, cộng đồng người Việt ở nước ngoài là “bộ phận không thể tách rời” của cộng đồng dân tộc Việt Nam và là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Đảng, Nhà nước cũng đề ra yêu cầu cần có cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Nhắc lại những dấu ấn lịch sử, trong lúc đất nước và nhân dân Việt Nam vô cùng khó khăn trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc cũng như xây dựng và phát triển đất nước nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và nhân dân Thụy Sĩ, Chủ tịch nước nhấn mạnh đó là tình cảm, tài sản hết sức đáng quý, cần được gìn giữ và phát huy trong tương lai.

Thông báo với bà con về tình hình trong nước, Chủ tịch nước khẳng định, từ một đất nước gặp vô vàn khó khăn do hậu quả của chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng vươn lên một cách nhanh chóng và mạnh mẽ; đã đạt được những kết quả vững chắc trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và ngoại giao.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện với việc thu hút được những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đến Việt Nam. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh theo đúng phương châm chủ động, tích cực và hiệu quả. Việt Nam đã ký kết, thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ ảnh 3
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hữu nghị cho Hội hữu nghị Thuỵ Sỹ - Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trong bối cảnh hết sức khó khăn trong “cuộc chiến” với dịch bệnh COVID-19, Đảng, Nhà nước bằng nhiều nguồn lực đã tăng cường nhiều lực lượng với hàng vạn cán bộ, chiến sỹ tăng cường cho các tỉnh phía Nam để hỗ trợ người dân ứng phó với dịch bệnh.

Đặc biệt là huy động nhiều nguồn lực để có nguồn vaccine phục vụ công tác phòng dịch trong cả nước, làm hết sức mình để bảo vệ sức khỏe người dân.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng chứng kiến sự phát triển của bà con Việt kiều Việt Nam tại Thụy Sĩ trong công việc, đời sống và tuân thủ nghiêm pháp luật của nước sở tại.

Chủ tịch nước cũng đánh giá cao vai trò và những hoạt động tích cực của cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ, góp phần duy trì, củng cố đoàn kết, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng những người Việt xa quê hương, để cùng ổn định, phát triển trên đất nước Thụy Sĩ.

Chủ tịch nước mong muốn bà con tiếp tục phát huy tinh thần “tương thân, tương ái,” hướng về quê hương, đóng góp cho nhân dân trong nước để cùng chung tay sớm vượt qua đại dịch.

Cùng với đó là tăng cường đoàn kết; duy trì giáo dục truyền thống và văn hóa cội nguồn cho thế hệ trẻ, nhất là việc học tiếng Việt.

Chủ tịch nước căn dặn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ làm tốt hơn nữa công tác bảo hộ công dân, chăm lo, hỗ trợ đời sống cho bà con Việt kiều để ngày càng có nhiều hơn nữa các hoạt động thiết thực của bà con hướng về cội nguồn, ngày càng nhiều con em các gia đình Việt kiều, thanh niên, sinh viên kiều bào đem những kiến thức, hiểu biết và nhiệt huyết của sức trẻ về góp phần xây dựng quê hương, qua đó phát huy sức mạnh của toàn dân tộc đóng góp vào công cuộc xây dựng một đất nước Việt Nam phồn thịnh và hòa bình.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Huân chương Hữu nghị tặng Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam vì những đóng góp xuất sắc cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị), bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị đã trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc” - Phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp Hữu nghị, tặng bà Anjuska Weil, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam.

Theo chương trình, sáng 28/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam sẽ rời thành phố Bern, về Geneva.

Tại đây, dự kiến Chủ tịch nước sẽ gặp Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

fb yt zl tw